Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận định thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận định thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Có xuất hiện Bẫy Tăng Giá?

Link bài đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính
[Nội dung bài viết minh họa cho ngày đảo chiều được nêu trong báo cáo VIETNAM FORECAST 2016]

Hậu ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất: TTCK Toàn cầu chính thức bước vào thị trường con gấu.
Thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu có sự khởi đầu không thể tệ hơn trong suốt hơn 40 năm qua. Lần đầu tiên kể từ năm 1976, TTCK toàn cầu chứng kiến cảnh bán tháo dữ dội nhất ngay trong tháng 1. Kết thúc phiên giao dịch tuần qua, TTCK Trung Quốc chính thức bước vào con gấu với mức giảm 20% kể từ đỉnh tháng 6.2015 khi phá lủng đáy ngày 24.8.2015. Toàn bộ thành quả tăng giá do chính sách giải cứu “vô tiền khoáng hậu” của chính phủ Trung Quốc đã tan biến. Hàng loạt TTCK khác ở Châu Á, Trung Đông cũng chạm ngưỡng thị trường con gấu trong tuần qua (mức giảm trên 20%).


Chỉ số Dow Jones (DJIA-Mỹ) giảm hơn 10% trong nửa tháng đầu tháng 1.2016 và giảm 13% so với đỉnh tháng 5.2015. Tuy nhiên, tính trên bình diện toàn cầu, thống kê của hãng tin Bloomberg cho thấy chỉ số Bloomberg World Market Cap Index đã giảm 20% từ đỉnh tháng 7.2015, với hơn 14,000 tỷ USD bị bốc hơi, và đánh dấu mốc TTCK toàn cầu bước vào giai đoạn thị trường con gấu. Đây là mức độ sụt giảm lớn nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Cơn bão lại đến ?


Bài gốc gửi tòa soạn tại đây

Cách đây 7 năm, TTCK toàn cầu từng chứng kiến đợt tháo chạy hoảng loạn sau khi Lehman Brothers phá sản. Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính và phân tích kỹ thuật, tôi cho rằng những điều tồi tệ vẫn còn ở phía trước.

TTCK toàn cầu phản ứng tiêu cực sau khi Fed giữ nguyên lãi suất thấp kỹ lục

Ngày 17.9.2015 Fed đã giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0%-0.25%/năm trong 7 năm qua.  Lee Ferridge, nhà chiến lược vĩ mô của State Street Global bình luận trên CNBC, “Việc Fed không tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại là do còn e ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các thị trường tài chính vừa trải qua một mùa hè biến động hỗn loạn, và lạm phát vẫn còn ở mức thấp

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

[VFA] Chiêm tinh giúp nhà đầu tư tránh bão tháng 12.2014 như thế nào

Tháng 12.2014, các nhà đầu tư Việt Nam chịu phải tổn thất lớn. Chỉ số VN-Index chạm đỉnh 582 điểm vào ngày 5.12.2014 và sau đó giảm hơn 9.5% đến thời điểm hiện tại. Tương tự, chỉ số HNX-Index giảm hơn 8.5% và nằm dưới mức 82 điểm. 

VFA cảnh báo điều này khi VN-Index ở vùng 580 điểm và HNX-Index ở mức 86-87 điểm bởi báo cáo ra ngày 28.11.2014.

Đây là những quảng thời gian ngọt ngào trong hoạt động của VFA. Lần đầu tiên, VFA liên tục có những dự báo chính xác kéo dài suốt hơn 4 tháng. Gần như 100% các điểm đảo chiều quan trọng từ tháng 9 được VFA dự báo chính xác như : Đỉnh ngày 3.9.2014; đáy ngày 25.9.2014; đỉnh ngày 9.10.2014; đáy ngày 28.10.2014; đỉnh ngày 14.11.2014, đỉnh ngày 5.12.2014...(Xem thêm). Điều này giúp ích cho các nhà đầu cơ trong việc tìm kiếm và bảo vệ lợi nhuận.

Các anh/chị có thể tham khảo lại báo cáo tháng 12.2014 tại đây (vẫn còn một số thông tin hữu ích cho thời gian còn lại của năm 2014).

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

VFA INSIGHT 18.9.2014: BIG BULL OR BIG BEAR?

Chứng khoán thế giới giảm điểm trong tuần qua đúng như dự báo tuần trước. Sự điều chỉnh này đã xuất hiện trong tuần đầu tháng 9 khi các chỉ số chứng khoán có dấu hiệu “khựng lại” trong vùng thời gian 29.8.2014 +/3 ngày giao dịch. Tại Mỹ, chỉ số SP500 đã để mất mốc 2,000 điểm và đóng cửa tuần ở mức 1,985. Chỉ số DJIA cũng đóng cửa thấp hơn mức tâm lý 17,000 và hiện ở mức 16,987. Tại khu vực Châu Âu, chỉ số Stoxx 50 giảm điểm trọn tuần và đóng cửa ở mức 3,235. Ở Châu Á, ngoại trừ Nikkei 225 (Nhật Bản) và Shanghai (Trung Quốc) đang tạo lập đỉnh cao mới, phân lớn các thị trường đều giảm điểm. Theo thống kê của Bloomberg, các thị trường mới nổi đã mất 0.7% sau 7 phiên giảm điểm liên tiếp.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

VFA INSIGHT 8.9.2014: SWING TRADING

Chứng khoán thế giới trong tuần qua tiếp tục đi lên. Tại Mỹ, chỉ số SP500 tiếp tục đi ngang ở mức cao kỷ lục 2,007 điểm trong khi DJIA ở mức 17,137 điểm. Chứng khoán Châu Âu và Châu Á có cùng diễn biến tương tự. Cụ thể, chỉ số Stoxx 50 của Châu Âu ở mức 3,275 điểm trong khi chỉ số Nikkei 225 ở mức 15,669 điểm. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 0.3% và 1.7%.

Tuy nhiên, vào giữa cuối tuần, các chỉ số chứng khoán toàn cầu và Việt Nam có dấu hiệu giảm điểm. Điều này là quan trọng vì nó nằm trong khung thời gian cảnh báo 29.8.2014 +/-3 ngày giao dịch. Chỉ số VN-Index giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Tình hình căng thẳng tại Ukraine là nguyên nhân của sự điều chỉnh vào giữa tuần.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

VFA INSIGHT 3.9.2014: CẨN TRỌNG KHẢ NĂNG GIẢM ĐIỂM MẠNH

Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng mạnh từ ngày 7.8.2014 trong những phiên đầu tuần. Vào ngày 26.8.2014, chỉ số SP500 lần đầu tiên chạm mức 2,000 điểm trong lịch sử trong khi chỉ số DJIA vẫn ở mức trên 17,000 điểm. Tuy nhiên, xu hướng đi ngang với những pha tăng giảm xen kẽ xuất hiện trong những phiên cuối tuần. Các thị trường chứng khoán khu vực Nam Mỹ như Brazil tăng điểm trong tuần qua và ở mức 61.294 điểm . Chứng khoán Canada đi ngang với chỉ số TSX ở mức loanh quan 15,600 điểm.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

VFA INSIGHT 25.8.2014: THÁCH THỨC SIÊU KHÁNG CỰ “633 ĐIỂM” & “SILENT CRASH”?


Tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục tăng điểm. Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán DJIA (hiện ở mức 17,000 điểm)  và SP500 (gần 2,000 điểm) quay trở lại đỉnh cao mọi thời đại đã bị đánh mất vào ngày 21.7.2014. Tại khu vực Châu Âu, chỉ số Stoxx 50 dù vẫn còn cách xa mức đỉnh 19.6.2014 nhưng cũng có xu hướng hồi phục trong tuần qua. Hiện chỉ số Stoxx 50 đang ở mức gần 3,100 điểm. Xu hướng tăng mạnh từ đầu năm của Châu Á vẫn đang tiếp diễn. Các thị trường HongKong, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc lập các đỉnh cao mới trong năm 2014. Thị trường Nhật Bản cũng đang cố gắng lấy lại mức đỉnh cao nhiều năm vào tháng 12.2013 (16,200 điểm) khi tăng điểm mạnh trong tháng 8 và ở mức 15,500 điểm.

Cùng chung với xu hướng chứng khoán Châu Á, các chỉ số Việt Nam tiếp tục tăng điểm mạnh trong 3 tuần giao dịch của tháng 8. Mặc dù mức tăng điểm yếu hơn so với HNX-Index, nhưng chỉ số VN-Index đã tạo nên đỉnh cao 5 năm qua. Tuần kết thúc ngày 22.8.2014, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 620.14 điểm và HNX-Index là 83.3 điểm lần lượt tăng khoảng 4% và 5% so với cuối tháng 7.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

VFA INSIGHTS 18.8.2014: THẬN TRỌNG KHI GẦN THỜI ĐIỂM MARS GIAO HỘI SATURN


Tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu có xu hướng hồi phục với đáy được tạo lập vào ngày 7.8.2014. Chỉ số DJIA (Mỹ) bật tăng mạnh tại đáy ngày 7.8.2014 và hồ phục cho đến ngày 14.8.2014, gần chạm  mức 16,700 điểm. Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại khu vực Bắc Mỹ khi chỉ số Ibovespa (Brazil) hồi phục tại đáy kép 8.8.2014 và 13.8.2014 và hiện đang ở mức 57,000. Chỉ số Eurostoxx 50 của khu vực Châu Âu, Nikei 225, Hangseng (Hồng Kong), ASX 200 (Úc), Shanghai (Trung Quốc), Sensex 30 (Ấn Độ) cũng hồi phục mạnh tại mức đáy ngày 7.8.2014.

Tôi viết trên diễn đàn mạng Facebook của VFA ngày 9.8.2014: “Tuần tới, khi Venus giao hội với jupiter, sẽ có những cải thiện mang tính tích cực vì đây là những hành tinh tốt...hòa bình tình yêu và hy vọng...Nhưng nó giống như những điểm sáng trong bóng tối. Mars và Saturn sẽ giao họi vợi nhau vào khung thời gian 25 và 26.8. Nó có sự liên kết với Sedna...Một lần nữa, những vấn đề tồi tệ nói trên vẫn là chủ đề chính.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

NỮ THẦN BĂNG GIÁ SEDNA

Thời gian gần đây, tôi đang nỗ lực nghiên cứu sâu hơn về Transnepturian và Asteriod (trong đó đặc biệt là các Dwarf Planet). Thực sự, việc sử dụng 9 hành tinh trong hệ mặt trời cũng tạo ra những kết quả dự báo thú vị. Tuy nhiên, sự bổ sung của các Dwarf Planet sẽ tạo nên những tín hiệu tốt hơn.

Tôi đặc biệt chú ý đến SEDNA[1] sau khi tham khảo một số tài liệu về tiểu hành tinh này. SEDNA chỉ mới được phát hiện vào ngày 14/11/2003 bởi Michael Brown và các cộng sự tại đại học Yale . Nhưng mãi đến tận năm 2006, SEDNA mới được  chú ý đến. SEDNA là một trong những thiên thể nằm xa Mặt Trời nhất trong Thái Dương Hệ. Khoảng cách vị trị cận điểm của SEDNA so với Mặt Trời xa hơn rất nhiều khoảng cách giữa Pluto so với Trái Đất.

Nếu như Pluto mất khoảng 248 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh Mặt Trời thì SEDNA phải mất tới ….12,050 năm.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

[VNM WEEKLY CHART]: MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT

Cổ phiếu của công ty Vinamilk (mã VNM) là mã có giá trị vốn hóa lớn thứ hai trên Hose sau GAS. Trong suốt 5 năm qua, VNM đã mang lại quả ngọt cho nhà đầu tư với mức sinh lời lên đến 11 lần (110%) tính đến đỉnh tháng 4.2014. Một kết quả rất ấn tượng và nhiều quỹ đầu tư chắc hẳn trúng đậm khi đầu tư vào VNM.

Trên quan điểm sóng Elliott, tôi cảnh báo khả năng cổ phiếu VNM sẽ đối diện với sự điều chỉnh lớn nhất kể từ tháng 3.2009. Tại đỉnh ngày 7.4.2014 được đánh dấu là sóng v hoàn tất 5 con sóng của sóng 3, được hình thành từ tháng 3.2009.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

[GAS WEEKLY CHART] MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT

Ngày 1.7.2014, GAS đang giao dịch ở mức giá 111,000 đồng/CP. Dữ liệu trong biểu đồ của tôi là đến ngày 25.6.2014. Mục tiêu sóng (3) là 111,000. Như vậy, mức giá ngày 1.7.2014 đang đứng ở mức giá kháng cự dành cho sóng (3). Nhiều khả năng, GAS sẽ bước vào giao đoạn điều chỉnh của sóng (4) trong thời gian tới. Mức điều chỉnh thường là 38% hoặc 50% sóng (3), tương ứng khoảng 86.000 - 92.000.

Mô hình sóng của GAS giải thích tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh. Khi GAS mất hơn 17%-23% giá trị, sự điều chỉnh của VN-Index là rất lớn do mã này có trọng số lớn.



Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Mây đen tháng 6!!!

Tháng 5.2014 là khoảng thời gian đáng quên của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Tính đến mức đáy thấp nhất vào giữa tháng 5.2014, gần như toàn bộ thành quả mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tích lũy vào đầu năm đã tan biến. Căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam được cho đã tạo nên “ngày thứ 5 đen tối” trên TTCK Việt Nam. Xu hướng TTCK tháng 6 và thời gian tới sẽ ra sao?

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

THÁNG 5.2014: CÓ THỰC SỰ LÀ "SELL IN MAY"?

Tôi cập nhật nhanh các biểu đồ kỹ thuật trong "Vietnam Stock Market Forecast_05.2014". Các bạn thấy hai phiên đầu tuần từ ngày 5.5.2014, thị trường giảm mạnh và hồi phục khi chạm vào mức hỗ trợ thứ nhất.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

[VNINDEX CHART] CÁC BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT

Tôi chạy phần mềm Timing Solution Pattern để kiểm tra mẫu hình hiện tại của VN-Index. Kết quả cho thấy, biểu đồ của VN-Index năm 2014 đang có tương quan cao nhất, 94% với diễn biến của năm 2004 trong 250 trading day gần đây. Nếu mẫu hình lặp lại của năm 2004, có vẻ như diễn biến TTCK không tốt trong mấy tháng tới sẽ không tốt đẹp lắm.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

[VN-INDEX CHART] CÁC QUAN HỆ HARMONIC TỪ CHUYỂN DỊCH CÁC HÀNH TINH

Tôi cập nhật hai biểu đồ được nêu trong Vietnam Stock Market Forecast_03.2014. Hai biểu đồ này giải thích tại sao vào ngày 3.3.2014 và 26.3.2014, chỉ số VN-Index lại giảm trên 13 điểm.

Khi Thổ Tinh Nhật Tâm chuyển dịch 15 độ từ đáy ngày 24.2.2009, nó tạo ra các điểm đảo chiều ngày trùng với các điểm đảo chiều của VN-Index. Cụ thể là ngày 10.5.2010; 5.8.2011; 12.11.2012. Hiện tại, điểm đảo chiều là ngày 4.3.2014 và VN-Index đã giảm trên 13 điểm vào ngày 3.3.2014.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

[VNINDEX CHART] BEARISH GARTLEY PATTERN

Trong bài viết trước, tôi đã phát hiện mẫu hình Bearish Gartley xuất hiện đối với chỉ số HNX-Index. Đồng thời, tôi cũng phát hiện mẫu hình này cũng xuất hiện với chỉ số VN-Index. Mục tiêu thời gian tương tự là 14.2.2014 +/-3 ngày giao dịch. Ngày 17.2.2014, chỉ số VN-Index bắt đầu giảm điểm. Phải chăng, đây là điểm đánh dấu đợt sụp đổ?


Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

[HNX-INDEX CHART] MẪU HÌNH BEARISH GARTLEY XUẤT HIỆN

Người Trung Quốc có câu châm ngôn: “Một bức tranh hay hơn vạn lời nói”. Tôi phát hiện mẫu hình “Bearish Gartley” đối với chỉ số HNX-Index.


Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

PHẦN 2: NHÌN VỀ 10 NĂM TỚI THEO LÝ THUYẾT MASTER TIME FACTOR

Ghi chú quan trọng:

Khoảng 60 năm trước, vào năm 1953-1954, một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã diễn ra. TTCK Mỹ sụt giảm mạnh vào năm 1953. Việt Nam thất bại trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu và Đất nước phân chia hai miền Nam Bắc.

Khoảng 40 năm trước (1974), Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. 1 năm sau, Việt Nam thống nhất đất nước bằng đại thắng mùa xuân năm 1975 [Nghĩa là có một bên thua trận]. TTCK Mỹ trải qua hai đợt sụt giảm mạnh vào năm 1973-1974.

Khoảng 20 năm trước, TTCK Mỹ sụt giảm vào năm 1994. Khủng hoảng Tequila ở Mexico. Mỹ gỡ bỏ cấm vận cho Việt Nam. 

10 năm trước, vào năm 2004, cả TTCK Việt Nam và Mỹ đều có điểm chung là tăng trưởng trong 1-3 tháng đầu năm nhưng sau đó đều giảm rất mạnh cho đến những tháng cuối năm.

--->Kết hợp các chu kỳ 60 năm, 40, năm, 20 năm và 10 năm (ảnh hưởng đến năm 2014) phần lớn đều giảm điểm đối với TTCK Mỹ.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Thị trường chứng khoán Vietnam 2014 qua góc nhìn chiêm tinh tài chính


Năm 2013 khép lại với những niềm vui dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng khoảng 22% và 19% so với cuối năm 2012. Niềm tin và sự lạc quan đang hiển hiện, với không ít kỳ vọng rằng TTCK Việt Nam năm 2014 sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững!  Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi có một số cảnh  báo về thị trường chứng khoán năm 2014.