Hiển thị các bài đăng có nhãn Currency Wars & Depression 2016. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Currency Wars & Depression 2016. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Kỳ 2: Sức ép Đô-Dầu lên nền kinh tế Việt Nam

Đường link trên báo ĐTTC

Dầu mỏ năm 2016: Cuộc chiến giành thị phần của OPEC

Mặc dù giá dầu giảm đang làm cho hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu chịu tổn thất lớn nhưng trọng tâm của cuộc chiến dầu mỏ bây giờ không còn là giá cả mà là thị phần. Saudi Arabia, liên tục từ cuối tháng 10 cho đến nay luôn có những phát biểu cho thấy quốc gia này sẽ không cắt giảm sản xuất dầu để hỗ trợ cho giá (hiện đang sản xuất xấp xĩ khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày).  Phát biểu của Saudi Arabia cho thấy, khả năng rất cao OPEC sẽ không cắt giảm trữ lượng dầu trong phiên họp tại Viên (Áo) vào ngày 4.12.2015 tới (hiện vào tháng 10.2015, OPEC sản xuất 31.38 triệu thùng/ngày). Cuộc họp này là rất quan trọng vì thiết lập mức trần sản xuất cho 6-12 tháng tới. Vào tháng 11.2014, giá dầu thế giới sụt giảm mạnh khi Saudi Arabia đã không cắt giảm trữ lượng dầu sản xuất.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Kỳ 1: Cuộc chiến tiền tệ-dầu mỏ sẽ ra sao trong năm 2016?



Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thiệt hại lớn

Trong loạt bài viết về Chủ đề chiến tranh tiền tệ được đăng tải trên báo Đầu Tư tài chính số ra ngày 31.8.2015 “Hệ quả chiến tranhtiền tệ: Rủi ro sụp đổ toàn cầu”, tôi đã giải thích cuộc chiến tranh dầu mỏ được khởi động từ năm 2014 là một phần trong sự phức tạp của cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 (diễn ra từ năm 2010 đến nay). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 là một cuộcchiến tranh tài chính nhằm âm mưu lật độ lật nhau chứ không đơn thuần là phágiá tiền tệ tạo lợi thế xuất khẩu.

17 tháng trôi qua kể từ khi cuộc chiến dầu mỏ bủng nổ vào tháng 6.2014, giá dầu đã giảm hơn 60% và khiến cho các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ điêu đứng. Nga, quốc gia có gần 50% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu từ dầu mỏ và khí đốt, đã điêu đứng vì giá dầu thấp. Đồng Ruble của Nga đã sụt giảm hơn 50% trong suốt gần 2 năm qua, lạm phát tăng cao buộc Nga phải tăng lãi suất lên 17%/năm vào cuối năm 2014 (và giảm còn 11% ở thời điểm hiện tại), dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo Morgan Stanley, GDP của Nga ước tính giảm 4.2% trong năm 2015. Thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2015 ước khoảng 3% GDP, là mức thấp, nhưng thực ra là do quốc gia này đang dùng quỹ dự trữ (Reverse Fund), một nguồn quỹ thuộc ngân sách quốc gia (trước đây dầu bán ra sẽ được dùng để trích lập quỹ này) để đối phó với việc sụt giảm nguồn thu từ dầu. Vào tháng 10.2015, theo Bộ Trưởng Tài Chính Anton Siluanov, Nga đã chi 40 tỷ USD trong quỹ dự trữ trong năm 2015 và dự báo nếu như năm 2016, giá dầu còn ở mức thấp dưới 50 USD/thùng và tỷ giá không thay đổi, toàn bộ quỹ dự trữ của Nga sẽ hết sạch. Tương tự, một quốc gia có nền kinh tế dựa vào dầu mỏ khác như Venuzuela rơi vào siêu lạm phát hơn 700% khi đồng nội tệ cũng mất giá hơn 7 lần.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Fed: Lãi suất tăng có cứu được hệ thống Petrodollar?

Trong nhiều bài viết trước đây, tôi trích dẫn các dự báo của kinh thánh và chiêm tinh học về sự sụp đổ của Đế Chế Hoa Kỳ và đồng USD từ năm 2015-2022. FED người đã tạo ra đế chế USD cũng sẽ mất đi quyền lực thống trị. Khi đồng USD không còn là kẻ thống trị, nước Mỹ cũng không còn là đế chế nữa.  Thay vào đó, là hệ thống tiền tệ bản vị vàng mới

Trong 7 năm tới, đồng USD sẽ mất dần vị trí thống trị như thế nào, bài phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ. Nhưng cũng giống như con nghiện trước khi chết, việc chích heroin liều cao (bằng cách tăng lãi suất) là cách để nó cố gắng níu giữ mọi thứ. Một con hổ cùng đường sẽ liều chết và chiến đấu mạnh mẽ...Đồng USD trước khi gục ngã, sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.




Vào ngày 16.9 và 17.9, Cục dữ trự liên bang Mỹ sẽ có cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ liên quan đến việc tăng hay không tăng lãi suất đồng USD. Tuy nhiên, việc Fed nâng hãy không nâng lãi suất trong tháng 9 cũng không quá quan trọng vì Fed vẫn còn hai cuộc họp khác (ngày 28.10 và ngày 16.12) trong năm 2015. Việc Fed nâng lãi suất đồng USD chỉ là vấn đề thời gian nhằm cứu vãn vị thế đang lung lay của đồng bạc xanh trong hệ thống tiền tệ Petrodollar mà họ tạo dựng từ năm 1973.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Kỳ 4: Việt Nam mong manh giữa thế giới bất ổn


Bài gốc gửi toàn soạn ở đây

Đã có bằng chứng cho thấy nguy cơ làn sóng rút vốn

Kể từ FED tiến hành rút QE3 vào năm tháng 10.2014, làn sóng rút vốn khỏi thị trường mới nổi đã trở thành xu hướng của dòng vốn quốc tế như phân tích tại kỳ 1. Các thị trường tài chính ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... đang đối diện với dòng vốn rút đi và đồng USD mạnh lên từ tháng 10.2014.

Diễn biến của TTCK Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Mặc dù tín chung trong năm 2014, tổng vốn đầu tư gián tiếp vẫn chảy vào Việt Nam khoảng 122 triệu USD, nhưng đã giảm 112 triệu USD so với năm 2013. Năm 2014, dòng vốn ngoại đã chảy mạnh vào TTCK Việt Nam mạnh trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, khối ngoại đã rút ròng hơn 100 triệu USD trong quý 4 là thời điểm FED rút QE3. Đây là lý do tại sao TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh hơn 10% kể từ tháng 10.2014. Việt Nam phải 2 lần phá giá tiền tệ khoảng 2% vào tháng 1 và tháng 5.2015 cho thấy áp lực rút vốn khỏi Việt Nam. 

Việt Nam tổn thương như thế nào khi FED thực hiện chính sách đồng USD mạnh.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

KỲ 3: VÀNG: CUỘC CHƠI LỚN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG


Kể từ khi giá vàng giảm hơn 45% so với đạt đỉnh vào tháng 9.2011, có rất ít người còn nhắc đến vàng. Vậy vàng đang ở đâu trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần ba này?

Cuộc chơi thầm lặng

Trong kỳ 2, tôi đã giải thích rằng, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 không đơn thuần chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với đồng tiền khác để giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa là, việc mất niềm tin vào tiền giấy và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản cố định. Từ năm 2008-2011, vàng tạo ra cơn sốt thực sự khi FED liên tục bơm tiền qua gói QE1 và QE2. Tuy nhiên, việc Nhật, Anh và hiện nay là Eurozone, tham gia nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD tăng giá, vàng đã giảm mạnh hơn 45% trong vòng 4 năm qua. Truyền thông ít khi nhắc đến vàng mỗi khi có chiến tranh tiền tệ và trở về với vai trò của một hàng hóa thông thường.

Nhưng sự thực có phải như vậy?  Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tham gia vào một cuộc chiến giành giựt vàng rất khốc liệt. Sự tụt dốc của giá vàng không phản ánh đúng nhu cầu thực sự của vàng vì nó không diễn ra trên sàn giao dịch mà là cuộc thu gom trực tiếp tại các mỏ vàng.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kỳ 2: Tại sao chiến tranh tiền tệ lần 3 dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu?


Còn bài gốc ở đây

Những âm mưu chiến tranh tài chính, lợi ích của các nhóm tư bản phố Wall và sự bất định ngày càng tăng của hệ thống tài chính toàn cầu là lý do khiến cho cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn cầu.

Chiến tranh tài chính: Rủi ro sụp đổ hệ thống tiền tệ.

Nhà khoa học Albert Einstein đã từng dự nói: “Tôi không biết ở thế chiến thứ ba người ta dùng vũ khí gì nhưng tôi biết ở thế chiến thứ tư, con người sẽ đánh nhau bằng gậy và đá”. Cảnh báo của Albert Einstein đưa ra vì ông hiểu rằng, hậu quả của chiến tranh thế chiến thứ ba, nếu như xảy ra, có thể mang tính chất hủy diệt. Hoàn toàn khác với hai cuộc thế chiến trước. Đó là một cuộc chiến không có người chiến thắng.

Điều này cũng tương tự đối với thị trường tài chính. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với hai cuộc chiến tranh tiền tệ trước (lần 1 vào 1921-1936 và lần 2 vào 1966-1987). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu, với quy mô lớn hơn rất nhiều và diễn ra ở cả cấp độ quốc gia lẫn tư nhân. Ngày nay, rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với đồng tiền khác để giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa là, việc mất niềm tin vào tiền giấy và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản cố định. James Rickards, tác giả nổi tiếng về chủ đề chiến tranh tiền tệ nói: “Cuộc chiến tiền tệ lần 3 có thể là cuộc chiến tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh tiền tệ.

Chủ đề: CHIẾN TRANH TIỀN TỆ DẪN ĐẾN CUỘC SUY THOÁI TOÀN CẦU? Kỳ 1: Có hay không cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn phiên bản Trung Quốc

Huy đang có loạt bài đăng trên báo đầu tư tài chính về chủ đề "Chiến Tranh Tiền Tệ". Tuy nhiên, có vẻ như anh Trần Hải biên tập không rành lắm về vấn đề này nên khi biên tập làm phát sinh nhiều vấn đề. Vì vậy, Huy trích đăng nguyên bản bài gốc gửi cho Tòa Soạn để các bạn đọc và đối chiếu.

Cuộc chiến Tranh Tiền tệ lần 3 hiện tại có thể phân ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn đồng USD yếu và giai đoạn từ 2011 tới nay là giai đoạn USD mạnh lên. Mỗi một giai đoạn của đồng USD, có một hệ quả riêng. Tuy  nhiên, sau khi biên tập thì trộn lẫn với nhau.

Hoặc nội dung chính thảo luận về Trung Quốc phá giá tiền tệ không được đưa vào.

Link bài trên báo Đầu Tư Tài Chính:

Bản Gốc ở đây

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

[Công bố VFA Stock Insight 04.2015] Mặt Trăng Máu và Chiến Tranh Tiền Tệ tại Việt Nam

[Tại sao SBV phá giá 1% vào ngày 7.5.2015? Tại sao SBV liên tục sát nhập ngân hàng? Tại sao Biển Đông lại dậy sóng?]

Sáng ngày 7.5.2015, SBV công bố nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 1%. Như vậy, từ đầu năm đến nay, SBV đã hai lần phá giá và đã dùng hết room 2% như thông báo mục tiêu ban đầu. 

Việc SBV phá giá VND xuất phát từ con sóng tỷ giá âm ỉ từ tháng 3 đến nay. Cùng với thời điểm, khối ngoại bán ròng trên TTCK, áp lực tăng giá ngoại tệ xuất hiện. Điều này khiến tôi càng tin hơn vào quan điểm: "Nước ngoài đang dần rút vốn ra khỏi Việt Nam". Từ cuối năm 2014, những đợt bán tháo trên TTCK diễn ra rất mạnh và sau đó, SBV cũng phải phá giá VND 1% vào tháng 1.2015.

Ngày 4.4.2015, khi Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện và được mọi người biết đến với tên gọi Blood Moon (Mặt Trăng Máu), VFA đã tổ chức cuộc hội thảo "Currency Wars & Astrology" để cảnh báo những ảnh hưởng của chiến tranh tiền tệ toàn cầu đến Việt Nam. Các bạn có thể theo dõi lại Video này.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

[Currency Wars] Bài 6: Một số ảnh hưởng của chiến tranh tài chính và tiền tệ đến Việt Nam


[Chỉ public một số, chi tiết được nêu tại Hội Thảo]

Thực tế là Việt Nam đang chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc chiến tran tiền tệ toàn cầu. Năm 2011, lạm phát Việt Nam cao số 1 ở Châu Á và đứng top đầu thế giới bởi chính sách in tiền của FED.

Tình hình hiện nay có những áp lực sau đối với Việt Nam.

[CURRENCY WARS] Bài 5- CHIÊM TINH HỌC & CHIẾN TRANH TIỀN TỆ


PHẦN I: GÓC NHÌN DÀI HẠN

 Giấc mơ Mỹ của các Mason & âm mưu của các banker

Dù bị coi là thuyết âm mưu, nhưng những người nghiên cứu về chiêm tinh học vẫn tin rằng, những nhà sáng lập nên nước Mỹ là những người hết sức am hiểu về chiêm tinh học. Vì thế, nhiều nghi vấn về khả năng các thành viên sáng lập nước Mỹ là những Mason (thành viên hội tam điểm).

Những người sáng lập đã cố ý thức rất rõ về vấn đề tiền tệ. Năm 1787, quốc hội Mỹ đã ghi rõ trong Khoản 8 của Hiến Pháp Mỹ: “The Congress shall have power…to coin Money, regulate the Value thereof, and of foreign Coin, and fix the Standard of Weights and Measures”.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

[Currency wars] Bài 4: Chiến Tranh Tài Chính- Bước phát triển cao hơn của chiến tranh tiền tệ lần 3

Nhà khoa học Albert Einstein đã từng dự báo: “Tôi không biết ở thế chiến thứ ba người ta dùng vũ khí gì nhưng tôi biết ở thế chiến thứ tư, con người sẽ đánh nhau bằng gậy và đá”. Cảnh báo của Albert Einstein đưa ra vì ông hiểu rằng, hậu quả của chiến tranh thế chiến thứ ba, nếu như xảy ra, có thể mang tính chất hủy diệt. Hoàn toàn khác với hai cuộc thế chiến trước. Đó là một cuộc chiến không có người chiến thắng.

Điều này cũng tương tự đối với thị trường tài chính. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các cuộc chiến tranh tiền tệ trước. Thay vì sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, hay các công cụ chiến tranh có khả năng mất kiểm soát như robot, máy bay không người lái…bản chất của thị trường tài chính ngày nay đang chứa đựng những phương tiện gây bất ổn lớn. Các công cụ tài chính và môi trường ngày này có sức hủy diệt lớn hơn mọi người vẫn nghĩ.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

[Currency Wars] Bài 3: HỆ THỐNG BẢN VỊ VÀNG MỚI [Thử mô phỏng về một hệ thống tiền tệ mới của thế giới]

Đổ xô mua vàng

Mặc dù các nhà kinh tế và các chuyên giao vẫn tranh luận với nhau về vai trò của vàng (hàng hóa đơn thuần hay là một hệ thống tiền tệ), các ngân hàng trung ương lại dẹp bỏ- mua vàng vì vàng là tiền.

Từ năm 2002-2009, số lượng vàng bán ra của các ngân hàng trung ương giảm từ 500 tấn vào năm 2002 xuống còn 50 tấn vào năm 2009. Bắt đầu từ năm 2010, các ngân hàng trung ương bắt đầu mua ròng. Với lượng mua ròng gần 100 tấn vào năm 2002 tăng lên hơn 500 tấn vào vào năm 2012. Do đó, trong 10 năm từ 2002-2012, các ngân hàng trung ương chuyển sang mua ròng hơn 1,000 tấn/năm, lớn hơn 1/3 lượng cung vàng hàng năm của thế giới. Thậm chí, vàng sau khi khai thác tại các mỏ được chuyển thẳng trực tiếp tới các hầm dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

[CURRENCY WARS] Bài 2: MINH OAN CHO VÀNG

Vàng không phải là một công cụ phái sinh, hàng hóa hay một hoạt động đầu tư, thì nó là cái gì? Ông trùm tài phiệt J.P.Morgan, một trong những người đứng đằng sau việc tạo lập Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ nói: “Tiền là vàng, và không thể là cái gì khác?”
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu những bí mật của vàng. Vàng bị rất nhiều nỗi oan.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

[Currency Wars] Bài 1: CHIẾN TRANH TIỀN TỆ DẪN ĐẾN CUỘC SUY THOÁI TOÀN CẦU?


Chiến Tranh tiền tệ lần 3 đã bắt đầu

Thế giới hiện đang ở trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3. Liệu kết cục của cuộc chiến này có bi kịch như Chiến Tranh tiền tệ lần 1 hay hạ cánh mềm như Chiến Tranh Tiền Tệ lần 2? Có một điều rõ ràng là- xem xét sự tăng trưởng từ những năm 1980 của các nền kinh tế lớn, việc in tiền và đòn bẩy thông qua chứng khoán phái sinh-cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu và diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều. Chiến tranh tiền tệ lần 3 diễn ra giữa những các quốc gia và tư nhân. Sự mở rộng trong về quy mô, địa lý và các bên tham gia làm gia tăng sự sụp đổ. Ngày nay, rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với một đồng tiền khác hoặc là sự tăng giá của vàng. Ngày nay, rủi ro là khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ- nghĩa là việc mất niềm tin vào tiền giấy và ồ ạt mua các tài sản cố định. Với những rủi ro mang tính hủy diệt này- Chiến Tranh Tiền Tệ Lần 3 có thể là cuộc chiến tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh tiền tệ.

Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 được xem là bắt đầu từ năm 2010. Bộ Trưởng Tài Chính Brazil, Ông Guido Mantega nói vào tháng 9.2010 rằng: “Chiến Tranh tiền tệ toàn cầu đã bắt đầu”…”Đồng tiền của các ông nhưng vấn đề là của chúng tôi”.