Thứ Năm, 26 tháng 6, 2025

Rủi ro thuế quan và áp lực tỷ giá là mối bận tâm của kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2025

Rủi ro thuế quan từ Mỹ và áp lực tỷ giá đang là những thách thức đáng quan tâm trong nửa cuối năm 2025. SBV vừa có động thái phát hành tín phiếu nhẹ trở lại sau hơn ba tháng giảm sâu để xoa dịu nổi lo tỷ giá, nhưng đây không phải là dấu hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ.

Rủi ro Thuế quan và Phản ứng của Việt Nam:

  • Rủi ro từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ: KNXK và KNNK được dự báo sẽ tăng lần lượt 16% và 18% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 6/2025. Đà tăng trưởng mạnh mẽ này nhiều khả năng đến từ hoạt động tích trữ hàng tồn kho trong giai đoạn chính sách thuế đối ứng của Mỹ tạm hoãn 90 ngày để đàm phán.

  • Đàm phán thuế quan Việt Nam – Mỹ: Việt Nam đã trải qua ba vòng đàm phán chính thức với đại diện phía Mỹ về vấn đề thuế quan, với kết quả công bố là có tiến triển tích cực. Chi tiết không được tiết lộ trong khi chỉ còn hơn nửa tháng để kết thúc thời hạn 90 ngày hoãn thuế đối ứng. Hiện tại Việt Nam cùng 17 đối tác thương mại quan trọng đang hướng tới việc ký kết các thỏa thuận với Mỹ.

  • Tín hiệu tích cực từ phía Mỹ: Phát biểu gần đây của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho thấy Mỹ có thể linh hoạt với thời hạn thuế quan đối với các nước thể hiện "thiện chí" trong các cuộc đàm phán.

  • Mức thuế mong muốn của Việt Nam: Diễn biến mới nhất về đàm phán thương mại Mỹ - Trung cho thấy Mỹ sẽ áp thuế đối ứng 10% đối với Trung Quốc, tổng mức thuế có hiệu lực tăng thêm đối với hàng Trung Quốc vào khoảng 29%. Theo Bloomberg, Việt Nam đang tìm kiếm một mức thuế trong khoảng 20-25%, tương ứng với mức thuế có hiệu lực tăng thêm là 15-18%.

  • Biện pháp ứng phó của Việt Nam: Việt Nam đang đẩy mạnh xử lý hàng giả và vi phạm bản quyền số sau cáo buộc của Mỹ rằng Việt Nam đã trở thành trung tâm chính cho các hoạt động bất hợp pháp này - kèm theo cảnh báo về nguy cơ áp thuế trừng phạt nghiêm khắc.

Tình hình Tiền tệ và Tín dụng: VND mất giá 3%



  • Tỷ giá USD/VND: Tỷ giá USD/VND vẫn đang đi ngược với xu hướng của các đồng tiền châu Á khác trong tháng 6/2025. NHNN đang điều hành mạnh tỷ giá trung tâm trong tháng 6, song hành với xu hướng tăng mạnh hơn của tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng. Tính đến ngày 24/06, tiền đồng mất giá 2.6-3.0% trên thị trường chính thức và 2,2% trên thị trường tự do.

  • Cán cân cung-cầu ngoại tệ: Trong nửa cuối năm 2025, cán cân cung-cầu ngoại tệ vẫn sẽ căng thẳng do:

    • Thặng dư thương mại đã giảm dần trong các tháng gần đây.

    • Dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển khi câu chuyện thuế quan rõ ràng hơn.

    • Áp lực tăng trưởng dẫn đến việc thúc đẩy tín dụng và đầu tư công, từ đó quan ngại về kỳ vọng lạm phát tăng trong tương lai có thể khiến nhu cầu tích trữ USD gia tăng.

    • Ngân hàng Nhà nước đã mua gần 1.9 tỷ USD đầu năm nay.

  • Lãi suất cho vay qua đêm: Lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh trong tháng 5. Mức thấp nhất được ghi nhận ngày 23/06 là 1.62%/năm, đây cũng là mức thấp kỷ lục từ tháng 3/2024. Sau khi NHNN phát hành tín phiếu trở lại vào ngày 24/06, lãi suất cho vay qua đêm đã phục hồi lên mức 3.5%/năm.



  • Tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 5 đã tăng 6.5% so với đầu năm, tương ứng tăng 18.5% so với cùng kỳ. Tính đến 16/06, tăng trưởng tín dụng ước xấp xỉ 7.0%, gần gấp đôi mức tăng của cùng kỳ. Với đà tăng này, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2025 ước đạt ít nhất 8.0%, mức cao tương tự như năm 2022.



  • Hoạt động hút ròng của NHNN: NHNN hút ròng thanh khoản tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6/2025 với quy mô khoảng 31,400 tỷ đồng (tính đến ngày 24/06). Điểm đáng chú ý là NHNN bán tín phiếu trở lại sau hơn ba tháng tạm dừng, nguyên nhân là do lãi suất cho vay qua đêm giảm sâu.



  • Kho bạc nhà nước mua vào 1.9 tỷ đôla từ đầu năm khiến trạng thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàng sụt giảm, xuống còn 750 triệu đôla vào giữa tháng 6.



Tiêu dùng nội địa và Du lịch:

  • Doanh số bán lẻ: Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tăng 9.7% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2025. Mặc dù hoạt động bán lẻ có thể bị gián đoạn do chính sách thuế mới cho các hộ kinh doanh, nhưng HSC cho rằng tác động trong dài hạn sẽ tích cực, tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả hơn.

  • Du lịch quốc tế: Số lượng du khách quốc tế đạt 9.2 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm 2025, tăng 21.3% so với cùng kỳ.

Quan điểm của VDSC 

VDSC nhận định Việt Nam đang trải qua ba vòng đàm phán chính thức với đại diện phía Mỹ về vấn đề thuế quan và kết quả được công bố là có tiến triển tích cực. Mặc dù chi tiết không được tiết lộ, VDSC nhấn mạnh rằng Việt Nam đang tìm kiếm một mức thuế trong khoảng 20-25%. VDSC cũng lưu ý về việc Mỹ có thể linh hoạt với thời hạn thuế quan đối với các nước thể hiện "thiện chí" trong các cuộc đàm phán.

 Tình hình Thương mại – Xuất Nhập Khẩu: Hiệu ứng dồn đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ qua đi!

  • Đà tăng trưởng mạnh mẽ: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2025 tăng lần lượt 14% và 17.5% so với cùng kỳ. Hiệu ứng dồn đơn hàng xuất khẩu tiếp tục thể hiện rõ ràng trong kết quả thương mại tháng 05/2025, với tổng kim ngạch XNK tăng trưởng 21.0% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu tăng 22.7% và nhập khẩu tăng 19.3%.

  • Xuất khẩu theo thị trường: Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng trưởng vượt trội (+41.5% yoy), cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường ngoài Mỹ là 21.0%. Lũy kế 5 tháng năm 2025, xuất khẩu sang thị trường Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất (+25.0%), tiếp theo là thị trường EU (+13.2%) và Nhật Bản (+12.2%). Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cải thiện trong tháng 5/2025, tăng 11.3% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng năm 2025 xuất khẩu sang thị trường này tăng 4.2%.

  • Xuất khẩu theo mặt hàng có sự phân hóa:

    • Top 3 mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về xuất khẩu trong tháng 05/2025 là sản phẩm điện tử (+36.8%), nông thủy sản (+26.3%) và máy móc thiết bị (+20.7%).

    • Tăng trưởng của mặt hàng dệt may và túi xách tiếp tục duy trì ở mức cao, lần lượt là 19.0% và 26.3%, tuy nhiên, xuất khẩu giày dép đã tăng chậm lại đáng kể, chỉ tăng 7.5% so với cùng kỳ.

    • Với việc Mỹ áp thuế 50% đối với mặt hàng nhôm thép, xuất khẩu sắt thép đi ngược lại với xu hướng tăng trưởng chung.

  • Nhập khẩu theo mặt hàng: Nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất đã giảm dần ở nhóm nguyên vật liệu dệt may (tăng 1.0% so với tháng trước và không đổi so với cùng kỳ). Trái lại, nhập khẩu nguyên vật liệu hàng điện tử và máy móc thiết bị tiếp tục duy trì ở mức cao, lần lượt là 49.1% và 22.7% yoy.

  • Cán cân thương mại: Cán cân thương mại ước tính thặng dư 0.6 tỷ USD trong tháng 5, lũy kế 5 tháng đầu năm 2025 đạt 4.7 tỷ USD, so với thặng dư 8.7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024.

Theo VDSC, link gốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét