Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Cơn bão lại đến ?


Bài gốc gửi tòa soạn tại đây

Cách đây 7 năm, TTCK toàn cầu từng chứng kiến đợt tháo chạy hoảng loạn sau khi Lehman Brothers phá sản. Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính và phân tích kỹ thuật, tôi cho rằng những điều tồi tệ vẫn còn ở phía trước.

TTCK toàn cầu phản ứng tiêu cực sau khi Fed giữ nguyên lãi suất thấp kỹ lục

Ngày 17.9.2015 Fed đã giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0%-0.25%/năm trong 7 năm qua.  Lee Ferridge, nhà chiến lược vĩ mô của State Street Global bình luận trên CNBC, “Việc Fed không tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại là do còn e ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các thị trường tài chính vừa trải qua một mùa hè biến động hỗn loạn, và lạm phát vẫn còn ở mức thấp

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Fed: Lãi suất tăng có cứu được hệ thống Petrodollar?

Trong nhiều bài viết trước đây, tôi trích dẫn các dự báo của kinh thánh và chiêm tinh học về sự sụp đổ của Đế Chế Hoa Kỳ và đồng USD từ năm 2015-2022. FED người đã tạo ra đế chế USD cũng sẽ mất đi quyền lực thống trị. Khi đồng USD không còn là kẻ thống trị, nước Mỹ cũng không còn là đế chế nữa.  Thay vào đó, là hệ thống tiền tệ bản vị vàng mới

Trong 7 năm tới, đồng USD sẽ mất dần vị trí thống trị như thế nào, bài phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ. Nhưng cũng giống như con nghiện trước khi chết, việc chích heroin liều cao (bằng cách tăng lãi suất) là cách để nó cố gắng níu giữ mọi thứ. Một con hổ cùng đường sẽ liều chết và chiến đấu mạnh mẽ...Đồng USD trước khi gục ngã, sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.




Vào ngày 16.9 và 17.9, Cục dữ trự liên bang Mỹ sẽ có cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ liên quan đến việc tăng hay không tăng lãi suất đồng USD. Tuy nhiên, việc Fed nâng hãy không nâng lãi suất trong tháng 9 cũng không quá quan trọng vì Fed vẫn còn hai cuộc họp khác (ngày 28.10 và ngày 16.12) trong năm 2015. Việc Fed nâng lãi suất đồng USD chỉ là vấn đề thời gian nhằm cứu vãn vị thế đang lung lay của đồng bạc xanh trong hệ thống tiền tệ Petrodollar mà họ tạo dựng từ năm 1973.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Kỳ 4: Việt Nam mong manh giữa thế giới bất ổn


Bài gốc gửi toàn soạn ở đây

Đã có bằng chứng cho thấy nguy cơ làn sóng rút vốn

Kể từ FED tiến hành rút QE3 vào năm tháng 10.2014, làn sóng rút vốn khỏi thị trường mới nổi đã trở thành xu hướng của dòng vốn quốc tế như phân tích tại kỳ 1. Các thị trường tài chính ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... đang đối diện với dòng vốn rút đi và đồng USD mạnh lên từ tháng 10.2014.

Diễn biến của TTCK Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Mặc dù tín chung trong năm 2014, tổng vốn đầu tư gián tiếp vẫn chảy vào Việt Nam khoảng 122 triệu USD, nhưng đã giảm 112 triệu USD so với năm 2013. Năm 2014, dòng vốn ngoại đã chảy mạnh vào TTCK Việt Nam mạnh trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, khối ngoại đã rút ròng hơn 100 triệu USD trong quý 4 là thời điểm FED rút QE3. Đây là lý do tại sao TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh hơn 10% kể từ tháng 10.2014. Việt Nam phải 2 lần phá giá tiền tệ khoảng 2% vào tháng 1 và tháng 5.2015 cho thấy áp lực rút vốn khỏi Việt Nam. 

Việt Nam tổn thương như thế nào khi FED thực hiện chính sách đồng USD mạnh.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

KỲ 3: VÀNG: CUỘC CHƠI LỚN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG


Kể từ khi giá vàng giảm hơn 45% so với đạt đỉnh vào tháng 9.2011, có rất ít người còn nhắc đến vàng. Vậy vàng đang ở đâu trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần ba này?

Cuộc chơi thầm lặng

Trong kỳ 2, tôi đã giải thích rằng, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 không đơn thuần chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với đồng tiền khác để giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa là, việc mất niềm tin vào tiền giấy và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản cố định. Từ năm 2008-2011, vàng tạo ra cơn sốt thực sự khi FED liên tục bơm tiền qua gói QE1 và QE2. Tuy nhiên, việc Nhật, Anh và hiện nay là Eurozone, tham gia nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD tăng giá, vàng đã giảm mạnh hơn 45% trong vòng 4 năm qua. Truyền thông ít khi nhắc đến vàng mỗi khi có chiến tranh tiền tệ và trở về với vai trò của một hàng hóa thông thường.

Nhưng sự thực có phải như vậy?  Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tham gia vào một cuộc chiến giành giựt vàng rất khốc liệt. Sự tụt dốc của giá vàng không phản ánh đúng nhu cầu thực sự của vàng vì nó không diễn ra trên sàn giao dịch mà là cuộc thu gom trực tiếp tại các mỏ vàng.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

[Blood Moon 28.9.2015] KHÓA HỌC CHIÊM TINH TÀI CHÍNH (KHÓA 7)

Sau khi khai giảng khóa 6 vào ngày 8.6.2015, VFA tiếp tục khai giảng khóa 7 vào ngày 28.9.2015 (Thông báo lần 3). 

Ngày 28.9.2015, chúng ta sẽ chào đón Nguyệt Thực Toàn Phần và là hiện tượng cuối cùng trong Bộ Tứ Mặt Trăng Máu (Blood Moon). Chúng sẽ tác động như thế nào đến các thị trường tài chính.






[Blood Moon 29.9.2015] KHÓA HỌC SÓNG ELLIOTT (KHÓA 2)

Sau khi kết thúc khóa học sóng Eliott (Khóa 1) khai giảng vào ngày 4.8.2015, VFA tiếp tục tổ chức khóa 2 vào ngày 29.9.2015. Đây là thời điểm đặc biệt vì xuất hiện Blood Moon





Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kỳ 2: Tại sao chiến tranh tiền tệ lần 3 dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu?


Còn bài gốc ở đây

Những âm mưu chiến tranh tài chính, lợi ích của các nhóm tư bản phố Wall và sự bất định ngày càng tăng của hệ thống tài chính toàn cầu là lý do khiến cho cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn cầu.

Chiến tranh tài chính: Rủi ro sụp đổ hệ thống tiền tệ.

Nhà khoa học Albert Einstein đã từng dự nói: “Tôi không biết ở thế chiến thứ ba người ta dùng vũ khí gì nhưng tôi biết ở thế chiến thứ tư, con người sẽ đánh nhau bằng gậy và đá”. Cảnh báo của Albert Einstein đưa ra vì ông hiểu rằng, hậu quả của chiến tranh thế chiến thứ ba, nếu như xảy ra, có thể mang tính chất hủy diệt. Hoàn toàn khác với hai cuộc thế chiến trước. Đó là một cuộc chiến không có người chiến thắng.

Điều này cũng tương tự đối với thị trường tài chính. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với hai cuộc chiến tranh tiền tệ trước (lần 1 vào 1921-1936 và lần 2 vào 1966-1987). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu, với quy mô lớn hơn rất nhiều và diễn ra ở cả cấp độ quốc gia lẫn tư nhân. Ngày nay, rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với đồng tiền khác để giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa là, việc mất niềm tin vào tiền giấy và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản cố định. James Rickards, tác giả nổi tiếng về chủ đề chiến tranh tiền tệ nói: “Cuộc chiến tiền tệ lần 3 có thể là cuộc chiến tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh tiền tệ.