Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Dầu thô, chiến tranh, và cuộc chiến tiền tệ: CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC CHIẾN VÀ SỰ TĂNG VỌT CỦA GIÁ DẦU 2016?

Trích từ Vietnam Forecast 2016. Chi tiết tham khảo tại Vietnam Forecast 2016, bản báo cáo chiến lược được phát hành vào ngày 30.12.2015


---------------------
Daniel Yergin, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực” đã cho rằng, dầu mỏ là căn nguyên của những cuộc chiến tranh-xung đột vũ trang lẫn chiến tranh tiền tệ trong thế kỷ 20. Điều này cũng đúng cho thế kỷ 21. Cuốn sách này minh họa các trục liên minh trong cuộc chiến dầu mỏ- tiền tệ được định hình trong từ sau năm 1973. Theo đó, Mỹ sử dụng Saudi Arabia như là “con sen đầm” nhằm duy trì hệ thống tiền tệ Petrodollar (Tức neo đồng USD vào dầu mỏ) sau khi chấm dứt hệ thống bản vị vàng[1]. Trong khi đó, từ sau năm 1998, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Putin trở nên lớn mạnh nhờ ảnh hưởng của dầu mỏ và khí gas. Vào năm 2014-2015, chúng ta thấy cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Syria đều liên quan đến dầu mỏ và khí gas.

Cuộc khủng hoảng Ukraine
Sự chia rẽ giữa Nga và Mỹ trở nên sâu sắc sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine vào đầu năm 2014. Nga cung cấp ¼ khí gas tự nhiên cho Châu Âu và 80% số này là đi qua Ukraine (xem hình 1.6). Trong khi đó, một nữa nguồn cung khí gas cho Ukraine là đến từ công ty Gazprom của Nga, nên chính quyền Tổng Thống Yanukovych (Ukraine) phụ thuộc vào Nga.

Hình 1.6- Đường ống dẫn khí Gas của Nga vào Châu Âu có 80% đi qua Ukraine.




Tuy nhiên, mâu thuẫn nảy sinh sau khi Ukraine đã ký một thỏa thuận 10 tỷ USD khí gas từ đá phiến (shale gas) với công ty Chervon của Mỹ nhằm chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng của Ukraine vào Nga trước năm 2020. Đồng thời, thỏa thuận này cho phép Chervon được quyền khai thác khí gas ở miền Tây Ukraine. Những thỏa thuận này cho thấy, Ukraine đang muốn thoát dần ảnh hưởng của Nga và hội nhập vào Châu Âu. Việc tổng thống Yanukovych (được hậu thuẫn bởi Nga) bác bỏ thỏa thuận với Châu Âu sẽ cung cấp khí gas cho Ukraine với giá rẻ hơn tới 30% so với Gazprom của Nga[2] để đổi lấy việc nhận cứu trợ 15 tỷ USD từ Nga đã khiến cho các thành phần chống đối của chính quyền Yanukovych nổi giận. Làn sóng phản đối đã trở thành cuộc bạo loạn và lật đổ chính quyền Yanukovych. 

Sau thất bại tại Ukraine, Nga can thiệp quân sự vào Crimea, một bán đảo của Ukraine nhằm cứu vãn tình thế. Theo Reuters[3], nước Nga có thể tổn hại đến 70 tỷ USD khi can thiệp quân sự vào Crimea nhưng Putin vẫn tiến hành nhằm giành lấy nguồn dự trữ khí Gas và dầu mỏ ngoài khơi tại Crimea (nằm tại Biển Đen, xem hình 1.6). Hành động này sẽ gây sức ép đến Ukraine trong hy vọng muốn tách khỏi ảnh hưởng phụ thuộc năng lượng vào Nga. Hệ quả của cuộc khủng hoảng tại Ukraine là những đòn trừng phạt của Mỹ và EU vào Nga.


Cuộc khủng hoảng tại Syria

Reuters vào ngày 27.6.2014 đã loan tin về cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và vua King Abdullah của Saudi Arabia để thảo luận về nguồn cung dầu mỏ[4]. Cuộc họp này được thông tin chính thức là thảo luận nguồn cung bù đắp cho nguồn dầu thô bị gián đoạn ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, sau cuộc họp tháng 6.2014, giá dầu thô thế giới đã sụp đổ hoàn toàn bởi nguồn cung dầu tăng lên từ Saudi Arabia, dầu đá phiến của Mỹ và cả việc đồng USD bật tăng mạnh hơn 20% từ tháng 6.2014 đến nay (xem hình 1.7). Theo một số nguồn tin[5], Saudi Arabia cùng với cục chiến tranh tài chính của Bộ Tài Chính (US Treasury financial warfare operation ) phối hợp với nhau để chi phối việc giao dịch dầu thô trên cả thị trường tương lai. Rõ ràng, việc giá dầu thô sụt giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Iran và Nga, là hai quốc gia chống lưng cho Syria.


Hình 1.7- Đồng USD tăng giá mạnh từ tháng 6.2014 khiến giá dầu giảm mạnh.




Ngày 11.9.2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại có một chuyến thăm bí mật đến Saudi Arabia, để gặp vua King Abdullah, tại Thành Phố Red Sea, nhằm chuẩn bị cho cuộc không kích vào ISIS và cả một phần của Iraq lẫn Syria. Cuộc tấn công này nhằm loại bỏ chính quyền Bashar al-Assad của Syria, vốn luôn chủ trương phản đối và muốn hạ gục chính quyền của vua King Abdullah của Saudi Arabia. ISIS là một lý do hoàn hảo cho vụ không kích khi ISIS đã nắm được vùng Mosul và Kirkuk của Iraq vốn nhiều dầu mỏ và chủ yếu nằm tại Syria. Theo trang Zero Hedge[6], ISIS giống như một Al-qaeda 2.0 được chống lưng bởi Mỹ (hoặc là cái cớ của người Mỹ) để tham chiến tại Trung Đông.


Tại sao Syria lại quan trọng đến vậy trong diễn biến địa chính trị và cuộc chiến dầu mỏ[7]?. Chính quyền tại Iran, Iraq, Syria và Li Băng được kiểm soát bởi đạo hồi dòng Shite. Trong khi chính quyền tại Saudi Arabia, Qatar, UAE, Jordan, được kiểm soát bởi đạo hồi dòng Sunni. Hai nhóm đạo hồi này luôn có xung đột với nhau. Hai nhóm đạo hồi này có hai hệ thống dẫn dầu-khí gas riêng như hình 1.8. Dễ nhận thấy, Syria trở thành điểm mấu chốt vì đó là nơi giao thoa giữa hai hệ thống dẫn dầu và Mỹ tất nhiên, cần can thiệp để chi phối nguồn cung về dầu (Mỹ muốn kiểm soát nguồn cung dầu để dầu tiếp tục niêm yết bằng đồng USD).


Hình 1.8- Hệ thống dẫn dầu khí ở khu vực Trung Đông giữa hai nhóm đạo hồi Sunni và Shite.




Chú thích hình ảnh: Hệ thống dẫn dầu của nhóm đạo hồi dòng Sunni là màu tím, đi qua Saudi Arabia, Qatar, UAE, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ là liên minh, trong khi hệ thống dẫn dầu của nhóm đạo hồi dòng shite là màu đỏ đi qua các nước Iraq, Iran, Syria. Syria trở thành điểm giao thoa giữa hai hệ thống dẫn dầu.


Người Mỹ, từ lâu đã tạo ra xung đột giữa dòng Sunni và Shite để có cớ can thiệp vào khu vực Trung Đông. Trang Zero Hedge cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, UAE và Quatar đã chi hàng trăm triệu USD để biến các nhóm nổi loại hồi giáo ở Syria thành cái gọi là ISIS. Saudi Arabia và Israel, theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2015, đã chiếm đến 75% tổng nguồn viện trợ chiến tranh từ Mỹ. Điều này tạo ra nghi ngờ, ISIS chính là một sản phẩm của Mỹ nhằm tấn công vào Syria và Iraq.


Vì vậy cuộc chiến tranh dầu mỏ và xung đột địa chính trị tại Syria có một sự liên quan chặt chẽ. Mỹ và Saudi Arabia, muốn dùng giá thô thấp để hạ gục Nga và Iran, vốn luôn muốn can thiệp vào Trung Đông để gây sức ép nhằm hạn chế việc niêm yết giá dầu bằng đồng USD. Syria là điểm mấu chốt hiện nay ở Trung Đông vì đó là nơi giao thoa của hai hệ thống dẫn dầu nhưng chính quyền Al-Assad của Syria lại đang do Nga bảo trợ.


Cuộc xung đột tại Syria đã có từ năm 2011. Nhưng vào năm 2014, Mỹ thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, UAE và Quatar để tạo ra ISIS nhằm can thiệp sâu hơn vào Syria[8]. Việc giá dầu giảm tới hơn 68% đã khiến nước Nga và Iran gặp khó khăn về kinh tế. Báo New York Times[9], cho rằng Saudi Arabia muốn dùng quân bài dầu thô để ép Nga bỏ rơi chính quyền của Al-Assad tại Syria.


Nhưng đáp trả vào tháng 10.2015, Tổng Thống Putin của Nga đã quyết không kích vào Syria. Theo bình luận của tờ Telegraph[10] của Anh Quốc: Dầu là nguyên nhân của việc Nga can thiệp sâu hơn vào Syria. Nga sẽ tạo ra xung đột quân sự để đẩy giá dầu tăng trở lại (Trong lịch sử, Liên bang Xô Viết từng can thiệp vào Kabul của Iran vào năm 1979 để đẩy giá dầu lên cao nhằm tạo ra nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ. Khi giá dầu thấp, nguồn thu giảm là một trong những nguyên nhân khiến Liên Bang Xô Viết sụp đổ). Vấn đề không còn là ở giá dầu, nếu mất Syria, việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sẽ gặp khó khăn trong tương lai. Về dài hạn, Nga muốn giữ Syria để kiểm soát hệ thống dầu ở Trung Đông, gây sức ép nhằm bỏ cơ chế giao dịch dầu bằng đồng USD.


Việc Nga tấn công vào Syria sẽ tạo thêm sức ép cho cho cả Mỹ và Saudi Arabia. Dòng họ Saul của Saudi Arabia được tính toán là đã rút khoảng 73 tỷ USD các tài sản ở nước ngoài về để hỗ trợ cho nền kinh tế bị suy thoái bởi giá dầu thấp và để hỗ trợ cho cả ISIS. Do đó, việc tấn công vào Syria sẽ đem lại sự mặc cả của người Nga với Mỹ-Saudi Arabia.


Phân tích trên để giúp người đọc hiểu tại sao giá dầu đã giảm hơn 68% trong năm 2014-2015 và tại sao cuộc chiến tại Syria lại nổ ra. Việc cả Mỹ và Nga không kích vào Syria trong năm 2014 và 2015 nhằm tấn công các lực lượng của nhau tại Syria để kiểm soát tình hình chính trị tại quốc gia này.

Thông thường các xung đột chính trị tại Trung Đông sẽ khiến cho giá dầu tăng nhưng điều này không xảy ra trong trường hợp của Syria[11]. Thực sự, xung đột tại Syria khiến cho khả năng sản xuất dầu của quốc gia này giảm từ đỉnh 582,000 thùng/ngày xuống gần như không còn sản xuất (xem hình 1.9). Syria còn rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu. Nhưng các quốc gia khác đã bù đắp và sản xuất dư thừa sự thiếu hụt từ Syria. Trong năm 2014, Iraq, quốc gia láng giếng của Syria đã gia tăng thêm 380,000 thùng/ngày từ mức 3.37 triệu thùng/ngày lên mức hơn 4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Saudi Arabia đã tăng thêm 700,000 thùng/ngày trong năm 2014, khiến nguồn cung dầu thô thế giới dư thừa.



Hình 1.9- Cuộc nội chiến khiến ngành dầu khí của Syria sụp đổ hoàn toàn.




Kịch bản gián đoạn nguồn cung năm 2016


Trong nửa đầu năm 2016, xung đột tại Syria có thể tiếp tục làm cho giá dầu tiếp tục sụt khi chưa có dấu hiệu rõ ràng nào của việc cắt giảm mạnh nguồn cung. Cuộc họp của OPEC vào tháng 12.2015 cho thấy Saudi Arabia vẫn tiếp tục sử dụng quân bài nguồn cung dầu mỏ để gây sức ép đối với Nga. Trong khi đó, Nga và cả Iran, không thể cắt giảm nguồn cung dầu mỏ vào năm 2016 (kế hoạch giữ nguyên trữ lượng sản xuất của năm 2015) trong bối cảnh đang gặp khó khăn về ngân sách.


Kịch bản khả năng tạo đáy của giá dầu từ nửa sau năm 2016 đến đầu năm 2017 sẽ tùy thuộc vào tình hình ở Syria. Như giải thích ở trên, việc Saturn và Neptune tạo góc waning square trong năm 2016 liên quan đến việc cắt giảm đột ngột nguồn cung dầu. Hoặc là cuộc chiến tại Syria rơi vào bế tắc dẫn đến các hệ thống dẫn dầu cả hai bên bị tàn phá. Mặc dù Syria không còn cung cấp dầu ra thế giới nhưng là đầu mối của các hệ thống đường ống dẫn dầu, vốn dễ bị tổn thương nếu cuộc chiến tranh tại Syria leo thang bởi Mỹ và Nga. Hoặc là một trong hai bên sẽ dành chiến thắng (tôi nghĩ là Nga) và thực hiện cắt giảm nguồn cung để đẩy giá dầu tăng trở lại.


Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô của Mỹ cũng đạt đỉnh 9.4 triệu thùng/ngày vào tháng 4.2015 và đang trong xu hướng sụt giảm. Từ tháng 4.2015, Mỹ đã mất 500,000 thùng/ngày do số lượng dàn khoan khai thác dầu bị đóng cửa mạnh. Ước tính, có gần 40% số giàn khoan của Mỹ phải đóng cửa (xem hình 1.10). Sự cắt giảm nguồn cung của OPEC và Mỹ sẽ góp phần làm giảm nguồn cung dầu trong tương lai.

Hình 1.10- Sản lượng dầu và sự sụt giảm dàn khoan ở Mỹ

 













[1] Xem thêm bài viết: http://www.chiemtinhtaichinh.com/2015/09/fed-lai-suat-tang-co-cuu-uoc-he-thong.html




[2] Xem chi tiết tại: http://www.theguardian.com/world/2014/mar/03/europes-gas-supply-ukraine-crisis-russsia-pipelines




[3] http://www.economywatch.com/features/russia-military-reason-crimea-oil-and-gas.18-03.html




[4] http://www.reuters.com/article/us-usa-saudi-oil-idUSKBN0F300P20140628




[5] http://www.countercurrents.org/engdahl271014.htm




[6] http://www.zerohedge.com/news/2015-05-23/secret-pentagon-report-reveals-us-created-isis-tool-overthrow-syrias-president-assad




[7] http://hotcopper.com.au/threads/oil-war-101.2634219/#.VnQwUPl97IU




[8] Vào tháng 9.2013, tôi đã dự báo Mỹ sẽ đánh Syria. Vấn đề chỉ là thời gian để tìm cái cớ hợp lý. http://www.chiemtinhtaichinh.com/2013/09/my-se-anh-syria.html




[9] http://russia-insider.com/en/2015/02/05/3158




[10] http://www.telegraph.co.uk/finance/commodities/11911194/Russia-bombing-in-Syria-escalates-oil-price-war-with-Saudi.html




[11] Xem thêm: http://energyfuse.org/why-the-syrian-war-is-not-pushing-up-oil-prices/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét