Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012


Kỳ 5: Việt Nam trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Việt Nam khó có thể là ngoại lệ

Như đã nêu trong các bài viết trước, rất nhiều tác giả trong lĩnh vực chiêm tinh tài chính như: Daniel Ferrera, Breadley F.Cowan, Raymond Merriman...đã cảnh báo khả năng xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính. Cuộc khủng hoảng này, về lý tưởng, bắt đầu vào đầu năm 2013 và kết thúc vào năm 2016 (hoặc sớm hơn là vào năm 2015). Một số nhà kinh tế học nổi tiếng như Roubini hoặc Paul Krugman cũng lên tiếng về sợ đổ vỡ của nền kinh tế-tài chính thế giới. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng khó là một ngoại lệ. Những phân tích về mặt chiêm tinh tài chính địa tâm đối với Việt Nam là một bằng chứng.


Theo Raymond Merriman, sự hợp góc của các hành tinh Thiên Vương Tinh, Diêm Vương Tinh và Thổ Tinh trong khoảng thời gian từ tháng 8.2010 đến tháng 3.2015 được kỳ vọng gây nên tác động xấu đối với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn từ năm 2010-2017 tương tự như giai đoạn năm 1965-1967 và giai đoạn năm 1931-1933.  Những ghi chép của lịch sử cho thấy thời kỳ từ năm 1965-1967; và thời kỳ 1931-1933 là những năm đầy khó khăn đối với kinh tế Việt Nam.

Trong những năm 1929-1933, Đại khủng hoảng đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Là một quốc gia nông nghiệp, việc lúa gạo không xuất khẩu được đã khiến cho ruộng đất bị bỏ hoảng, nông dân bị bần cùng hóa. Thực dân Pháp rút vốn đầu tư khỏi Đông Dương nhằm hỗ trợ cho chính quốc khiến công nghiệp suy sụt, sản xuất đình đồn, thất nghiệp gia tăng. Điều này đã dẫn tới các cuộc cách mạng và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trích dẫn tư liệu: “Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933”

Tình hình kinh tế: từ năm 1930, kinn tế Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng bắt đầu tư nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá. Ruộng đất bỏ hoang năm 1930 là 200,000 hecsta và năm 1933 là 500,000 héc ta. Năm 1929, tổng giá trị sản lượng khai khoáng của Đông Dương là 18 triệu đồng. Năm 1933 chỉ còn 10 triệu đồng. Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cắt đắt đỏ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

Tình hình xã hội: Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều công nhân bị sa thải ở Bắc Kỳ, nơi tập trung nhiều công nhân, có tới 25,000 người bị sa hải. Số người có việc làm thì bị cắt giảm lương từ 30%-50%. Cuộc sống của thợ thuyền ngày càng khó khăn. Nông dân chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán hạ giá. Ruộng đất bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt. Họ bị bần cùng hóa. Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ bị đóng cửa. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

…Ngày 3.2.1932, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam”.

Theo số liệu từ Wikipedia, trong suốt gần 20 năm tồn tại của Chính quyền nhà nước Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam nước CHXHCN Việt Nam ngày nay), tăng trưởng kinh tế GDP bị sụt giảm từ mức hai con số (gần 15%) vào năm 1962 xuống còn âm hai con số (gần 16%) vào năm 1967 (xem biểu đồ). Trong đó, nền kinh tế bị tăng trưởng âm từ năm 1965-1967, tức rơi vào suy thoái. Trong khi đó, miền Bắc của nước CHXHCN Việt Nam cũng rơi vào khó khăn khi Mỹ triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ (1965-1969)” và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 (tháng 8.1965- tháng 11.1968). Chính vì vậy, miền Bắc bị tổn thương khá mạnh về kinh tế trong giai đoạn 1965-1969 sau khi đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn 1961-1965 (kế hoạch 5 năm kinh tế lần 1 nhằm xây dựng vật chất cho XHCN).  

Những đặc trưng khác của suy thoái cũng được nhìn thấy ở Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn 1965-1969. Thâm hụt ngân sách lớn, lạm phát diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ trung bình 30%-40%/năm, tỷ giá chợ đen tăng vọt (từ mức 1 USD bằng 270 đồng tiền miền Nam vào cuối năm 1967 lên 360 đồng vào năm 1969 và 700 đồng vào năm 1975). Lạm phát cao khiến Việt Nam Cộng Hòa phải phát hành loại tiền đồng mới vào ngày 18.6.1966 trong “Chiến lược Bông Lan”, gọi là “giấy bạc Đệ Nhị Cộng Hòa”. Trong các chiến lược ổn định kinh tế, Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức tiến hành phá giá đồng nội tệ từ mức 60 đồng đổi 1 USD lên mức 117 đồng đổi 1 USD. Nói cách khác, đình lạm là vấn đề mà kinh tế Việt Nam Cộng Hòa gặp phải. Theo Wikipedia, thâm hụt ngân sách lớn là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao. Quân lính Mỹ đổ vào miền Nam ngày càng nhiều, nhưng lính Mỹ không dùng đồng USD mà dùng tín phiếu (còn gọi là đồng đôla đỏ). Trước đó, 1 USD đổi 60 đồng tiền miền Nam, nhưng khi lính Mỹ vào thì ngoài 60 đồng còn có cả khoản “phụ cấp hối suất” (một hình thức phá giá) thành 73.5 đồng. Bên canh đó, mỗi đôla đỏ ngoài đổi được 118 đồng tiền miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa còn trả thêm 58 đồng. Do vậy, hàng năm Việt Nam Cộng Hòa phải chi trả thêm số tiền tương đương khoảng 40% ngân sách. Việc in thêm tiền để bù đắp khoản thâm hụt ngân khiến lạm phát phi mã (Nguồn: wikipedia).




“Không một cuộc đại phẩu nào không có đau đớn”

Việc tôi đưa ra những cảnh báo về khả năng suy thoái của nền kinh tế thế giới trong 5 năm tới có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Việc cảnh báo sớm sẽ giúp cơ quan hoạch định chính sách nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách làm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng. Thật đáng tiếc, trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015 của Quốc Hội lại đặt ra một kế hoạch khá tham vọng với GDP tăng trưởng bình quân 6.5%-7%/năm (năm sau sẽ cao hơn năm trước) mà chưa có kịch bản ứng phó với trường hợp kinh tế bị suy giảm mạnh và kéo dài. Thậm chí, theo hai kịch bản kinh tế của Chính Phủ vào tháng 10.2011, lại cho rằng chính phủ sẽ ưu tiên kịch bản thứ hai (tăng trưởng 7%/năm). Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6.5%-7%/năm của Quốc Hội có lẽ tương ứng với kịch bản kinh tế thế giới sẽ không có suy thoái, cho thấy Quốc Hội và Chính Phủ vẫn còn khá lạc quan về triển vọng trong 5 năm tới.

Tăng trưởng là một điều cần thiết đối với một quốc gia đang phát triển và đông dân số như Việt Nam nhằm bảo đảm vấn đề an ninh xã hội. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao sẽ rất khó hoặc làm chậm quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và thị trường tài chính. Mặc dù chính phủ đang triển khai các biện pháp tái cấu trúc nhưng việc đặt ra một mức tăng trưởng cao rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng một người bệnh vì sợ đau mà không chịu phẫu thuật (hoặc điều trị không triệt để). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét