Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012


CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2013-2016

LTS: Nền kinh tế và tài chính đang trở nên xấu đi trong 5 năm gần đây. Năm 2009, sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu sau hàng loạt chính sách kích cầu đã mang lại hy vọng “điều tệ nhất đã qua”. Thế nhưng, diễn biến năm 2010-2011 khiến rất nhiều người phải lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu và kéo theo suy thoái kinh tế. Có hay không cuộc khủng hoảng kép là câu hỏi đang được nhiều học giả trong nước và trên thế giới tranh luận. Sau đây là loạt bài thể hiện góc nhìn của cộng đồng chiêm tinh tài chính.


Kỳ 1: Bão mặt trời và lời tiên tri Maya

Thế giới có chấm dứt theo lịch của người Maya?

Năm 2012 trở thành năm được rất nhiều người chú ý bởi lời đồn đoán ngày tận thế 21.12.2012. Sự ra đời của bộ phim “2012: Năm đại họa” càng tạo nên sự cuốn hút của dư luận. Tính đến tháng 6.2009, có hơn 175 cuốn sách ở trang Amazon nói về ngày tận thế 2012. Nếu như sử dụng mạng tìm kiếm Google, có hơn 9.2 triệu kết quả cho từ khóa “Doomsday 2012”. Do đó, chúng tôi mạn phép có đôi lời về câu chuyện huyền bí này. Mặc dù chúng tôi không tin vào về ngày tận thế nhưng câu chuyện của người Maya vẫn có một ý nghĩa nhất định đối với TTCK.



Lời đồn ngày tận thế xuất phát từ sự kết thúc lịch của người Maya (một nền văn minh tồn tại từ năm 400 trước công nguyên đến năm 900 sau công nguyên, chủ yếu tại Mexico). Người Maya sử dụng nhiều loại lịch khác nhau. Theo đó, khoảng thời gian 260 ngày gọi là “tzolkin” hoặc “Sacred Year”. Trong khi đó, khoảng thời gian 365 ngày được gọi là “haab”. Đối với người Maya, một ngày gọi là “kin” và 360 kin được gọi là “tun”. 20 tun tạo nên 1 Katun (tương ứng với chu kỳ giao hội 20 năm của Mộc Tinh-Thổ Tinh theo quan sát nhật tâm). Và 20 Katun tạo nên 1 Baktun (xấp xĩ khoảng 400 năm). 13 Baktun được nhóm lại để tạo nên Chu kỳ lớn của người Maya (Maya Great Cycle hoặc còn gọi là lịch “Long Count”) xấp xĩ 5,200 năm. 21.12.2012 (ngày Đông Chí) là ngày kết thúc Baktun thứ 13 được bắt đầu vào năm 3114 trước công nguyên. Điều này trùng với dự đoán của nhà tiên tri Nostradamus vào thế kỷ 16 về sự hủy diệt vào năm 2012.

Nhiều câu chuyện đã được thêu dệt vào ngày kết thúc cuốn lịch cổ của người Maya. Vào lúc 10h ngày 21.12.2012, các hành tinh sẽ xếp thẳng hàng với nhau. Lực hút của các hành tinh lên mặt trời sẽ gây nên các vệt đen (sun-spot) và bắn ra các cơn bão lữa (solar-flare) về các hành tinh. Cũng vào ngày này, hệ mặt trời của chúng ta (hình đĩa dẹt) sẽ di chuyển đến vị trí cắt ngang Dãi ngân hà (Milky way galaxy), nghĩa là nằm cùng một mặt phẳng với dãi ngân hàng: gọi là hiện tượng Galactic Aligment. Cơn bảo từ sẽ gây nên hàng loạt thảm họa tự nhiên này như: Trái đất nóng lên khiến hai cực tan nhanh; Động đất và núi lửa phun trào; hiện tượng đảo cực từ của trái đất. Hoặc là sự va chạm của một hành tinh X (có tài liệu cho rằng hành tinh có tên là Nibiru) khiến con người bị tuyệt chủng giống như loài khủng long cách đây 65 triệu năm.





Nhưng chúng tôi tin rằng, chúng ta sẽ vẫn sống qua ngày tận thế. Tiến sĩ Morrison (ngày 1.6.2009), người đứng đầu nhóm các nhà khoa học của NASA (cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) đã trả lời những thắc mắc về ngày tận thế. Theo Tiến sĩ Morrison, không có sự tồn tại của hành tinh nào là Nibiru, và không có sự thẳng hàng nào của các hành tinh vào năm 2012. Còn sự thẳng hảng của Trái Đất và Mặt trời với trung tâm của Milky Way tại chòm sao Nhân Mã thì điều này vẫn xảy ra vào mỗi tháng 12 và chẳng có lý do gì để có sự khác biệt vào năm 2012. Do đó, sự kết thúc lịch Long Count của người Maya, đơn giản chỉ là sự kết thúc của một cuốn lịch cổ. Giống như chúng ta chuyển từ năm 1999 sang năm 2000, cũng đồng nghĩa với sự kết thúc thiên niên kỹ cũ và bước sang một thiên niên kỷ mới. Thế giới sẽ không bị hủy diệt như những lời đồn.

Siêu bão mặt trời 2013

Nhưng câu chuyện của người Maya không phải là hoàn toàn vô nghĩa xét theo khía cạnh chiêm tinh học lẫn khoa học tự nhiên. Trong chiêm tinh, thời gian diễn ra những sự kiện kinh tế, xã hội của loài người không nhất thiết phải trùng khớp với ngày xảy ra hiện tượng chiêm tinh mà tồn tại trong một biên độ thời gian. Do đó, những biến cố kinh tế-xã hội của con người không nhất thiết phải xảy ra đúng vào ngày 21.12.2012.

Mặc dù NASA bác bỏ ngày tận thế 21.12.2012 nhưng trận siêu bão mặt trời là có thật. Theo cảnh báo của NASA vào tháng 6.2010, vào năm 2013 sẽ xuất hiện một trận siêu bão mặt trời. Trận siêu bảo vào năm 2013 có sức công phá tương đương với 100 quả bom Hydro (thậm chí, vượt sức tưởng tượng của con người). Với sức mạnh này, trận siêu bão có thể làm thủng tầng ozon và phá hủy hệ thống điện, điện tử, thông tin liên lạc. Đây là lần đầu tiên NASA phải công bố cảnh báo vì một trận bão mặt trời. Vào năm 1859, một trận bão mặt trời lớn (tức cách đây 152 năm) cũng đã tấn công làm phá hỏng các hệ thống giao thông ở Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, vào thời đó mạng máy tính điện tử chưa phát triển nên mức độ ảnh hưởng còn hạn chế. Nhưng thời điểm hiện tại thì khác, hệ thống tài chính-ngân hàng, giao thông liên lạc… mà chúng ta đang sống phụ thuộc rất nhiều các thiết bị điện, điện tử. Theo tờ Telegraph, Bộ trưởng An Ninh của Anh cảnh bão trận bảo mặt trời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống điện, thông tin liên lạc đến quốc gia này. Chúng ta cũng biết, LonDon (Anh) đang là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.


Mối quan hệ giữa chu kỳ bão mặt trời hoặc chu kỳ vệt đen mặt trời (11 năm) và TTCK được các nhà nghiên cứu chú ý trong nhiều năm qua. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh của các vệt đen mặt trời (Sun Spot) cũng trùng với nhiều sự kiện quan trọng trong hoạt động của con người và thị trường tài chính (và cả thảm họa tự nhiên). Ví dụ như Tchijevsky, một nhà khoa học người Nga, đã xây dựng chỉ số “Index of Mass Human Excitability” từ lịch sử của 72 quốc gia trong thời gian từ năm 500 trước công nguyên đến 1922 sau công nguyên và phát hiện thấy có mối tương quan mạnh. Tchijevsky phát hiện rằng 80% sự kiện quan trọng nhất của loài người (trong đó có chiến tranh) xảy ra trong vòng 5 năm khi Sun Spot đạt đỉnh. Thế chiến thế giới thứ nhất (1914) cũng xảy ra gần với đỉnh của Sun Spot vào năm 1916-1917. Trên thị trường tài chính, đỉnh sun spot tương quan với các đỉnh của các cuộc khủng hoảng. Ví dụ như đỉnh Sun Spot năm 1929 trùng với đỉnh khủng hoảng 1929-1934; đỉnh Sun Spot vào năm 1837 trùng với cuộc suy thoái 1837-1843; đỉnh sunspot vào năm 1999 trùng với bong bóng Dotcom 9.1.2000. Do đó, đỉnh Sun Spot vào năm 2013 là dấu hiệu cho một cuộc khủng hoảng trong vài năm tới. Thời gian của cuộc khủng hoảng có thể kéo dài cho đến khi cuộc khủng hoảng Sun Spot đạt cực tiểu Chẳng hạn như cuộc Đại Khủng Hoảng kết thúc vào năm 1933 khi Sun Spot đạt cực tiểu (xem bảng 1).. Nếu như kịch bản lặp lại, cuộc khủng hoảng có thể kéo dài cho đến tận năm 2016 khi Sun Spot đạt cực tiểu.

Bảng 1: Chiến lược mua khi bão mặt trời đạt cực tiểu và bán khi bão mặt trời đạt cực đại mang lại tỷ suất sinh lợi cao đối với TTCK Mỹ

(Nguồn: The Market Oracle, tháng 4.2011)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét