Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Phát hành Vietnam Stock Insight 12.2016



Dear my subcribers!

Bản báo cáo Vietnam Stock Insight 12.2016 đã được gửi vào email đăng ký của thành viên. Chúc anh/chị trải nghiệm đầu tư thành công cùng VFA

========================

Review Vietnam Stock Insight 11.2016 phát hành ngày 28.10.2016



: Về cơ bản diễn biến TTCK tháng 11 hoạt động gần sát với dự báo của VFA. Đầu tiên, tôi dự báo thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh trong tuần đầu tháng 11 và khả năng tạo đáy vào ngày 8.11.2016 với tiên liệu bà Hilary sẽ thắng cử trong bầu cữ Mỹ để đẩy thị trường đi lên. Tuy nhiên, thực tế xảy ra theo một cách tôi ít mong đợi. Chỉ số VN-Index và DJIA hồi phục vì hiệu ứng Trump. Diễn biến của thị trường xảy ra ngược lại với kỳ vọng của tôi và nhiều chuyên gia trên thị trường khi Trump thắng cử lại tạo ra hiệu ứng lạc quan vì chính sách kích cầu của ông. Do đó, ngay cả khi tôi dự đoán chính xác điểm hồi của thị trường nhưng về nguyên nhân sự kiện thì không chính xác (Trump chứ không phải Hillary Clinton mới là nguyên nhân thị trường hồi phục). 


Tiếp theo, VN-Index chạm đỉnh vào ngày 24.11.2016 và giảm điểm trở lại trong những phiên giao dịch cuối tháng 11. Một lần nữa, điểm đảo chiều này nằm trong khung thời gian cảnh báo 25.11.2016 +/-3 ngày giao dịch. Tuy nhiên, có hơi khác là tôi kỳ vọng thị trường sẽ giảm mạnh trong cuối tháng 11.2016 để tạo đáy nhưng thực tế mức giảm hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ kỳ vọng của phân tích chu kỳ. Báo có tháng 12.2016 sẽ cập nhật ở phần dưới diễn biến tháng 12.2016.


Cần lưu ý, mặc dù VN-Index hồi phục từ đáy 8.11.2016 đến 24.11.2016 nhưng lực tăng là rất yếu. Nguyên nhân này đến từ diễn biến chung của toàn cầu. Sau bầu cử Tổng Thống ở Mỹ, đồng USD tăng mạnh lên bởi những chính sách của Donald Trump và khiến cho dòng vốn thoát ra khỏi các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam. Hàng loạt quốc gia gần Việt Nam như Malaysia, Indonesia,….cũng chứng kiến sự tháo vốn của khối ngoại biểu thị qua sự mất giá mạnh của đồng nội tệ các quốc gia này. Ở VIệt Nam, tỷ giá VND/USD lâp tức tăng mạnh sau bầu cử Mỹ và chạm mốc 22,800 VND/USD, là một nghi vấn cho thấy Việt Nam cũng đang bị thất thoát vốn giống như hàng loạt quốc gia mới nổi khác. Ước tính có khoảng 11 tỷ USD rút vốn ra khỏi thị trường mới nổi sau Bầu cữ Mỹ cho đến giữa tháng 11.


Hình dưới trích lại biểu đồ dự đoán của tháng 11 ở trang 4 


--------------
Note:  Làn sóng tháo vốn khỏi thị trường emerging sau Bẩu Cử Tổng Thống Mỹ

Làn sóng mất giá của đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi sau bầu cử Tổng Thống Mỹ.
Vào giữa tháng 11, đồng USD đã tạo lập đỉnh cao 13 năm khi chỉ số USD Index vượt qua mức 100.51 điểm, là đỉnh cao nhất kể từ đáy tháng 4.2003 được thiết lập vào tháng 12.2015. Đồng USD mạnh lên do chính sách chi tiêu tài khóa và cắt giảm thuế của Tổng Thống mới đắc cử- Donald Trump được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng như khả năng FED sẽ tăng lãi suất vào tháng tới. Chủ tịch Fed bà Yanet Yellen đã nói trong phiên điều trần giữa tháng 11 rằng, ngân hàng trung ương có thể “hành động tương đối sớm” làm gia tăng sức mạnh của đồng bạc xanh. Trái ngược với sự mạnh lên của đồng USD là tình trạng mất giá đồng nội tệ của nhiều quốc gia mới nổi. Đồng Peso của Mehico đã giảm hơn 11% đối với đồng USD xuống các mức thấp kỷ lục sau bầu cử Mỹ, trong khi đồng Real của Brazil cũng giảm hơn 6.3%....
Đồng USD mạnh lên trong thời gian gần đây buộc ngân hàng trung ương của các quốc gia mới nổi phải thực hiện các bước đi ổn định thị trường tiền tệ khi làn sóng mất giá tiền tệ đang lan rộng. Ngân hàng trung ương Indonesia cho biết họ đã bán đồng USD trên thị trường ngoại hối và mua trái phiếu chính phủ với hy vọng làm giảm đà giảm của đồng Rupiah. Trung Quốc cũng phải can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhằm hạn chế đà giảm của đồng NDT. Ngân hàng trung ương Mexico buộc phải tăng lãi suất vào ngày 17.11.2016. Malaysia thẳng tay chống lại những giao dịch trên thị trường tương lai nhằm giảm bớt tình trạng đầu cơ vào đồng nội tệ của quốc gia này, sau khi đồng ringgit đã giảm giá hơn 4% so với đồng USD. Đồng thời các quan chức cũng cảnh báo các ngân hàng nước ngoài nên dừng các giao dịch có sự giúp sức của các nhà đầu cơ để chống lại đồng Ringgit. .
Tuy nhiên, khả năng phòng thủ của các quốc gia mới nổi là rất hạn chế. Ông Greg Mckenna, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại công ty môi giới tiền tệ Axitrader nói: “Chỉ một số ít ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn được sự trượt giá của đồng nội tệ khi dòng tiền đang đổ vào đồng USD.”
Việc đồng USD mạnh lên đang đe dọa khả năng trả nợ của các thị trường mới nổi.  Các thị trường mới nổi ước tính đã phát hành khoảng 409 tỷ USD trái phiếu định danh bằng đồng USD trong năm nay, theo dữ liệu được cung cấp bởi Dealogic. Đây sẽ là gánh nặng với nhiều quốc gia khi chi phí vay bằng đồng USD tăng lên.
Ngoài ra, sự mạnh lên của đồng USD sẽ làm giá hàng hóa sụt giảm, giống như dầu và vàng và khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia đang phát triển bị tổn thương ví dụ như Úc.
Sự mất giá của đồng tiền các thị trường mới nổi là do làn sóng tháo vốn. Theo dữ liệu của Viện Tài Chính Quốc Tế (Institute of International Finance), gần 11 tỷ USD dòng vốn đầu tư nước ngoài đã rút khỏi các thị trường mới nổi cho đến giữa tháng 11.2016. Chính xu thế rút vốn đã khiến cho TTCK ở các quốc gia mới nổi giống như khu vực Châu Á giảm điểm.
Sự mạnh lên của đồng USD có tác động hai mặt. Mặc dù nó làm cho đồng tiền của Châu Âu và Nhật Bản yếu đi hỗ trợ cho xuất khẩu, nhưng cũng tạo ra e ngại đồng USD mạnh làm tổn hại tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ và hiệu ứng thất thoát vốn ở các thị trường mới nổi, điều sẽ làm giảm triển vọng kinh tế toàn cầu. Nên nhớ lợi nhuận của các công ty trong chỉ số SP500 chỉ tăng 3% trong quý 3.2016 sau 5 quý sụt giảm liên tiếp, theo dữ liệu của FactSet (mặc dù vẫn còn khoảng 5% công ty chưa công bố báo cáo tài chính). Con số này thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích là tăng 3.4% trong quý 3.2016 và thấp hơn cả mức kỳ vọng 3.7% trước bầu cử Tổng Thống Mỹ.
Hình ảnh minh họa sự can thiệp của các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi nhằm ngăn chặn tình trạng giảm giá đồng nội tệ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét