Sau phiên họp ngày
10.3.2016, đồng Euro tăng giá mạnh mặc dù ECB hạ lãi suất xuống mức -0.4% và mở
rộng chương trình mua trái phiếu thêm 20 tỷ Euro lên 80 tỷ euro mỗi tháng. Điều
này là do chủ tịch Draghi đã gây bất ngờ cho thị trường bằng câu phát biểu: “Không
có ý định hạ thêm lãi suất nữa”. Liệu phát biểu của Draghi sẽ gây áp lực như thế
nào đến cuộc họp của FED vào ngày 15.3 và 16.3 tới? NIRP sẽ tác động như thế
nào đến nền kinh tế toàn cầu?
Trường
hợp Nhật Bản: NIRP đang hủy hoại hệ thống tài chính
Ý tưởng của NIRP là các
ngân hàng trung ương muốn “đánh” một khoản phí lên số tiền gửi thặng dư này của
các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại rút số tiền gửi thặng dự
này chuyển sang cho vay trong nền kinh tế thực.
Cuối tháng 1.2016, Nhật
Bản công bố thực hiện lãi suất âm 0.01% và ngày 1.3.2016, lần đầu tiên chính phủ
Nhật Bản được trả lãi khi đi vay. Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Kỳ
hạn 10 năm (JGB) hiện tại đã bị âm, và lợi suất các trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn
đang chìm dần về vùng 0. Các nhà quản trị quỹ tiền tệ (money market fund), những
quỹ thường đầu tư vào các giấy tờ thương mại và trái phiếu chính phủ có kỳ hạn
ngắn hơn 1 năm, nhìn thấy rủi ro của lợi suất âm đối với khoản vốn của họ. Không
giống như các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, các nhà quản lý quỹ thị trường
tiền tệ rất chú ý đến việc bảo toàn nguồn vốn nên thường đầu tư vào các trái
phiếu ngắn hạn nợi họ cho là an toàn nhất, nên việc giá trị của khoản đầu tư bị
âm so với mệnh giá là điều được xem là tồi tệ.
Đầu tháng 3 vừa qua, 11
nhà quản trị tài sản của Nhật Bản trong đó có cung cấp các quỹ thị trường tiền
tệ đã dừng cung cấp sản phẩm mới và có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư đã
góp vốn vào quỹ.