Chiến
Tranh tiền tệ lần 3 đã bắt đầu
Thế giới hiện đang ở
trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3. Liệu kết cục của cuộc chiến này có bi
kịch như Chiến Tranh tiền tệ lần 1 hay hạ cánh mềm như Chiến Tranh Tiền Tệ lần
2? Có một điều rõ ràng là- xem xét sự tăng trưởng từ những năm 1980 của các nền
kinh tế lớn, việc in tiền và đòn bẩy thông qua chứng khoán phái sinh-cuộc chiến
tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu và diễn ra với quy mô lớn hơn
nhiều. Chiến tranh tiền tệ lần 3 diễn ra giữa những các quốc gia và tư nhân. Sự
mở rộng trong về quy mô, địa lý và các bên tham gia làm gia tăng sự sụp đổ.
Ngày nay, rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với một đồng tiền
khác hoặc là sự tăng giá của vàng. Ngày nay, rủi ro là khả năng sụp đổ hệ thống
tiền tệ- nghĩa là việc mất niềm tin vào tiền giấy và ồ ạt mua các tài sản cố định.
Với những rủi ro mang tính hủy diệt này- Chiến Tranh Tiền Tệ Lần 3 có thể là cuộc
chiến tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các
cuộc chiến tranh tiền tệ.
Cuộc chiến tranh tiền tệ
lần thứ 3 được xem là bắt đầu từ năm 2010. Bộ Trưởng Tài Chính Brazil, Ông
Guido Mantega nói vào tháng 9.2010 rằng: “Chiến
Tranh tiền tệ toàn cầu đã bắt đầu”…”Đồng tiền của các ông nhưng vấn đề là của
chúng tôi”.
Khi Fed in tiền ồ ạt bởi
các chương trình nới lỏng định lượng, Brazil đã chịu tổn thất nặng nề khi đồng
Real tăng giá gần 40% trong năm 2009-2010. Brazil không có thặng dư thương mại
và dự trữ ngoại hội khổng lồ như Trung Quốc nên phải vất vả giữa hai lựa chọn:
Lạm phát cao và tăng giá đồng nội tệ. Công ty Nomura Global Economis nói rằng:
“Brazil là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc
chiến tranh tiền tệ”. Tờ Wall Street Journal đăng bài vào tháng 4.2011 nói
rằng: “Brazill đang vẫy cờ trắng trong cuộc
chiến tranh tiền tệ”.
Nhưng Brazil chỉ là
vùng ngoại vi trong cuộc chiến tranh tiền tệ. Cuộc chiến thực sự diễn ra giữa
ba bên Trung Quốc-Mỹ; Mỹ-EU và EU-Châu Âu bởi đây là ba khu vực kinh tế chiếm đến
60% GDP của toàn cầu. Tất nhiên, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 mang tính chất
toàn cầu và nổ ra ổ mọi nơi như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản….nhưng các quốc gia này
có thể xem như là vùng ngoại vi bởi quy mô nền kinh tế vẫn thấp hơn so với Mỹ,
Trung Quốc, EU.
Tại
sao cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 là cuộc chiến có tính hủy diệt?
Cuộc chiến tranh tiền tệ
lần 3 là một cuộc chiến mà các bên đều tỏ ra là những kẻ hiếu chiến. Đối với mỗi
quốc gia, đây là cuộc chiến sinh tồn chứ không phải là cuộc chiến đến giành phần
thắng. Để hiểu điều này, chúng ta cần phải hiểu lịch sử và nguồn gốc dẫn đến cuộc
chiến tranh tiền tệ lần 3.
Tâm điểm chiến tranh tiền
tệ lần 3 là cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ. Diễn tiến của cuộc chiến này bắt đầu từ sự trỗi
dậy của Trung Quốc sau ¼ thế kỷ chìm đắm trong nền kinh tế kế hoạch. Huyền thoại
của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu vào tháng 1.1975 với bốn kế hoạch lớn của
Chu Ân Lai, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng
và công nghệ. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch này bị trì hoãn bởi cái chết
đột ngột của Chu Ân Lai vào tháng 1.1976, sau đó là của Chủ Tịch Mao Trạch Đông
vào tháng 9.1976.
Người nối tiếp sự nghiệp
của Mao là Đặng Tiểu Bình, người thực thi tầm nhìn của Chu Ân Lai và tạo ra bước
đột phá rõ ràng so với Mao Trạch Đông trong quá khứ tại Đại Hội Đảng Cộng Sản
và tháng 12.1978. Vào năm 1979, Trung Quốc đưa ra một quyết định táo bạo về việc
thành lập bốn đặc khu kinh tế với những hệ thống luật pháp phù hợp, các ưu đãi
về thuế và chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực
sản xuất, lắp ráp và công nghiệp dệt may. Đây là tiền thân của các đặc khu phát
triển kinh tế lớn hơn được tung ra vào năm 1984, liên quan đến việc xây dựng
các thành phối lớn ở bờ biển phía Đông Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc phát triển
nhanh chóng từ giữa những năm 1980, nhưng nền tảng kinh tế vẫn thấp và đồng tiền
của quốc gia này cũng như thương mại song phương với các nền kinh tế lớn vẫn
không phát triển để tạo ra nhiều vấn đề.
Vào cuối những năm
1980, Trung Quốc chịu tổn thương mạnh bởi lạm phát, tạo ra những mối bất đồng
và quan điểm bảo thủ của những nhà cộng sản tiền bối về các chương trình cải
cách kinh tế và mở cửa của Đặng Tiểu Bình.
Các phong trào đòi dân chủ, dẫn đầu bởi sinh viên và những nhà trí thức
tạo ra sự hỗn loạn chính trị. Tiêu biểu chính là vụ thảm sát Thiên An Môn vào
ngày 4.6.1989, khi quân giải phóng Trung Quốc dùng lửa và xe tăng để “dọn dẹp”
người biểu tình. Hàng trăm người đã chết. Nền kinh tế Trung Quốc đi xuống sau
năm 1989, do các biện pháp chống lạm phát và một phần là do phản ứng của quốc tế
đối với vụ Thảm Sát Thiên An Môn.
Mặc dù nền kinh tế
Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng sau những năm 1990 nhưng ám ảnh về Thiên An
Môn, giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng sự sống còn của Đảng Cộng Sản và ổn định
chính trị tùy thuộc vào việc tạo ra việc làm. Mọi chính sách của Trung Quốc đều
hướng tới mục tiêu này. Đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cơ chế tỷ giá cố định
của NDT-USD là bức tường thành kinh tế chống lại một Thiên An Môn khác. Cần lưu
ý thêm, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã rất bị ám ảnh bởi trong giai đoạn hỗn loạn 140
năm từ 1839 đến 1979 với nhiều cuộc bạo loạn diễn ra: Chiến Tranh Nha Phiến
(1839-1860); Nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc (1850-1864); Cuộc nổi loạn của những
Boxer (1899-1901); Sự sụp đổ của Triều Thanh năm 1912; cuộc chiến giữa các địa
chủ và những tay anh chị giang hồ vào những năm 1920, nội chiến giữa các nhà tư
bản và cộng sản vào đầu những năm 1930, cuộc xâm lược của người Nhật và thế Chiến
thứ hai (1931-1945); Cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976) và Cái Chết của Mao Trạch
Đông cũng như Tứ Nhân Bang[1]
(Gang of Four) vào năm 1976, đánh dấu sự kết thúc của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa.
Những sự kiện này cho thấy lịch sử 140 năm gần đây của Trung Quốc diễn ra liên
tiếp các cuộc bạo loạn.
Hiểu điều này rất quan
trọng. Vì nó có nghĩa rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ việc thao túng tỷ
giá, là phương tiện để đạt mục tiêu
Mỹ tất nhiên cũng quan
tâm đến vấn đề việc làm. Suy thoái năm 2001 đã khiến cho số người thất nghiệp của
Mỹ lên đến 8.2 triệu người vào cuối năm 2001 so vơi 5.6 triệu người vào cuối
năm 2000. Mặc dù nền kinh tế có hồi phục kỹ thuật trong năm 2002, nhưng số người
thất nghiệp lại tiếp tục tăng lên mức 8.6 triệu người vào cuối năm 2002. Cho đến
năm 2005, mức sụt giảm trong số người thất nghiệp là rất thấp, vẫn còn 7.2 triệu
người thất nghiệp vào cuối năm 2005. Khi cuộc suy thoái năm 2007 diễn ra, số lượng
người thất nghiệp tăng lên mức 15.6 triệu người vào tháng 10.2009. Xét về tỷ lệ,
tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng từ mức 6% vào cuối năm 2002 lên mức 9.9% vào năm
2009.
Do đó, Greenspan bắt đầu
cắt giảm lãi suất từ mùa hè năm 2000 bởi hệ quả của bong bóng dot.com. Lãi suất
liên bang giảm giảm hơn 4.75% từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2002. Cho đến năm
2004, lãi suất liên bang vẫn ở mức thấp 1.76%, tương đương vớ tháng 7/2002. Nỗi
e sợ giảm phát, khiến Alan Greenspan duy trì mức chính sách lãi suất thấp lâu
hơn so với bình thường. Chính sách lãi suất thấp này làm giảm bớt ảnh hưởng giảm
phát của Trung Quốc đối với Mỹ, tạo ra mầm móng của chiến tranh tiền tệ với quy
mô lớn hơn trong tương lai.
Bernanke, người kế tục
Greenspan tại FED, thậm chí còn là người sợ giảm phát hơn cả Greenspan. Đó là
lý do tại sao Bernanke liên tục in tiền. Báo chí Mỹ gọi ông là “máy in tiền”.
Nỗi ám ảnh giảm phát của
người Mỹ và e sợ bất ổn chính trị tại Trung Quốc là lý do cuộc chiến này sẽ còn
diễn ra mạnh mẽ hơn.
Người Mỹ in tiền không
chỉ lý do vì do của riêng họ mà còn là sự phối hợp với khu vực Eurozone trong
việc duy trì sự an toàn hệ thống tiền tệ toàn cầu. Trong khi Mỹ và Trung Quốc tồn
tại mối quan hệ đối kháng, Mỹ và Eurozone nói chung “cùng hội cùng thuyền” vì mối
liên quan chặt chẽ trong thị trường tài chính. Sự sụp đổ của bất cứ khu vực nào
cũng đồng nghĩa đặt dấu chấm hết cho thị trường tài chính toàn cầu.
Từ năm 2010, Eurozone
rơi vào khủng hoảng nợ khiến đồng tiền của khu vực này mất giá. Ngay từ khi đồng
Euro được tung ra vào năm 1999, nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng sự tồn tại của
đồng tiền chung trong bối cảnh khác biệt lớn về chính sách tài khóa giữa các quốc
gia. Các quốc gia nằm ở ngoại vi như Hy Lạp, Tây Ban Nha có lịch sử chi tiêu
hoang phí dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài khóa, nợ ngay khi sử dụng đồng nội tệ.
Nhiều lo ngại, đồng Euro sẽ biến mất.
Nhưng thực tế là đồng
Euro gần như không đổi trong suốt năm 2007-2011, khi giao dịch ở mức 1.3 USD/
EUR. Thậm chí trong giai đoạn 2010-2011, đồng Euro lại còn tăng giá. Điều này
là do sự ủng hộ của bộ ba Đức, Mỹ và Trung Quốc.
Trước hết cần phải nói
về ý nghĩa của mục tiêu thành lập khu vực Eurozone. Bắt đầu từ khi kết thúc Thời
Kỳ Phục Hưng vào giữa thế kỷ 16, Châu Âu trải qua hơn 400 năm chiến tranh liên
miên trong Phong Trào Cải Cách, Phong Trào Chống Cải Cách, Cách Mạng Anh, Cuộc
chiến của vua Louis XIV, Cách mạng Pháp, Cuộc chiến của Napoleon, Chiến Tranh
Pháp-Phổ, Thế Chiến thứ 1 và thứ 2 cho đến nguy cơ căng thẳng hạt nhân trong thời
kỳ chiến tranh lạnh. Vào cuối thế kỷ 20, Châu Âu đã đến mức phát triển cao
trong chủ nghĩa tư bản và có tiềm năng lớn về quân sự. Nhưng sự chia rẽ về chủ
nghĩa dân tộc, tôn giáo vẫn còn đó. Do đó, cần một lực để thống nhất và kinh tế
là một sợi dây để gắn bó. Khu vực Eurozone mang một ý nghĩa chính trị hết sức
to lớn. Nó là giấc mơ về một thế giới hòa bình và phát triển sau 4 thế kỷ hỗn
loạn.
Đức hiểu rằng, chi phí
để cho các quốc gia như Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Ireland…vỡ nợ còn lớn hơn
chi phí giải cứu. Thất bại kinh tế, kèm theo đó là thất bại về chính trị. Nguy
cơ về chiến tranh, xung đột…Hơn nữa, việc giải cứu sẽ đem lại ưu thế chính trị
lớn hơn cho Đức.
Trong khi đó, Mỹ cần đồng
Euro tăng giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Mỹ. Điều này cũng tương tự đối với
Trung Quốc. Trung Quốc, thậm chí cần một nơi để đa dạng hóa danh mục đầu tư sau
khi quá tập trung vào Mỹ.
Giữa Eurozone và Mỹ tồn
tại mối quan hệ cộng sinh và hỗ trợ nhau rất lớn bên cạnh sự cạnh tranh vì lợi
ích riêng. Khi đồng tiền nào đứng trước nguy cơ mất giá, hoặc thậm chí là mất
niềm tin về khả năng tồn tại, bên còn lại sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Trong những năm gần
đây, nhiều người đang lên tiếng chỉ trích về đồng USD sau 3 vòng nới lỏng định
lượng. Nỗi e sợ về sự biến mất của đồng USD trong vai trò dự trữ quốc tế. Liệu
Châu Âu sẽ hành động gì?
Bên cạnh ba khu vực
chính là Eurozone, Trung QUốc và Mỹ, một số khu vực khác cũng tham chiến như
Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc….Nhật Bản vào cuối năm 2012 tung ra gói nới lỏng
định lượng không giới hạn. Điều này một phần làm hạ gục giá vàng trong 2 năm
qua tính từ đỉnh 1,900 vào tháng 9.2011.
Nói tóm lại, bối cảnh
hiện nay cho thấy, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 đang leo thang ngày một lớn.
Điều này e ngại một cuộc đua đến đáy như chiến tranh tiền tệ lần 1.
[Bình luận chi tiết tại hội thảo Currency Wars & Astrology vào lúc 13h30 ngày 4.4.2015 ttại Soul Coffee, 15 Nguyễn Huy Tự, P Đakao, Q1, Tp.HCM]
Còn tiếp phần 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét