Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

ĐẰNG SAU CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

[Liệu có bàn tay của Hội Tam Điểm lên Thị Trường chứng khoán Mỹ?]

Trong ngôn ngữ chứng khoán, “Bull Market” thường được dùng để hàm chỉ thị trường tăng giá. Ngược lại, “Bear Market” được dùng khi thị trường đang giảm giá. Chuyển ngữ sang tiếng việt, nhiều người gọi “Bull Market” là “Thị trường con bò” và “Bear Market” là thị trường con gấu. Hình ảnh Bò và Gấu lần lượt để thay thế cho hai xu thế trên thị trường chứng khoán là tăng điểm và giảm điểm. Tại các sở giao dịch chứng khoán, bạn thường thấy hình ảnh của Bò và Gấu. Trong đó, con Bò dùng đôi sừng của mình để húc vào con Gấu với hàm ý rằng sự thịnh vượng; xu hướng tăng điểm sẽ xuất hiện và thắng thế so với xu thế giảm điểm. Các thuật ngữ này được sử dụng quen thuộc đến nỗi chúng ta xem nó như là sự mặc định. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao Bò lại là biểu tượng của tăng điểm ? và Gấu lại là biểu tượng của sự giảm điểm?

Nguồn gốc của chữ “Bull”

3 năm và 17 ngày sau khi George Washington nhậm chức trở thành Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ tại Manhattan, một nhóm gồm 24 các “nhà ngân hàng” đầu tư tụ họp dưới cây Buttonwood và tạo ra Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Mỹ (NewYork Stock Exchange-NYSE) bởi một thỏa thuận đơn giản rằng cần có một nơi sang trọng để thực hiện các giao dịch. Thỏa thuận này chính là nền tảng để tạo ra một thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới. 24 người đàn ông này là những người đàn ông là những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

Chúng ta thường quên mất một điều rằng New York vào lúc bấy giờ là trung tâm tài chính của nước Mỹ và là cơ quan đầu não của chính phủ. Những biến động chính trị tại New York sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế.

Do đó, chúng ta không hề ngạc nhiên để nhận thấy tín ngưỡng thiên văn được sử dụng trong cả biểu tượng của chính phủ liên bang và cả trong trung tâm tài chính. Việc thiết kế tiền tệ, xây dựng các thành phố, cấu trúc chính phủ dường như có một mối liên quan đến những bí mật của Hội Tam Điểm.

Mặc dù có nhiều giai thoại nhưng phần lớn đều cho rằng Hội Tam Điểm là một hội kín bao gồm những thành viên ưu tú của nhân loại. Hội này khuyến khích các thành viên hành động vì sự tiến bộ của nhân loại và mỗi thành viên có quyền hành động một cách riêng biệt vì sự tiến bộ của mỗi dân tộc. Hội kín này gìn giữ những bí mật liên quan đến những kiến thức về chiêm tinh, thiên văn học…Phải chăng Washington, một thành viên của Hội Tam Điểm đã sáng lập ra nước Mỹ như là quốc gia tự do, bình đẳng, bác ái? Tất cả chỉ là một câu hỏi chưa lời giải đáp. Tuy nhiên, có nhiều nghi vấn đặt ra về mối liên hệ giữa Hội Tam Điểm và lịch sử nước Mỹ. Thậm chí, nó còn liên quan đến thị trường chứng khoán.

Trong chiêm tinh học, việc lựa chọn thời điểm để khởi đầu một sự việc là rất quan trọng vì nói quyết định đến thành bại. Những giải thích sau đây đặt ra những nghi vấn về việc lựa chọn thời điểm của những người lập quốc Hoa Kỳ và những người sáng lập nên thị trường chứng khoán.

Cuốn sách Dan Brown- “Biểu Tượng Thất Truyền” đã từng nói rằng, thời điểm mà George Washington (một thành viên của Hội Tam Điểm) bắt đầu lễ nhậm chức vào ngày 30 tháng 4 năm 1789 trùng với thời điểm nhóm sao Thất Tinh-Pleaides (thuộc chòm sao Kim Ngưu-Taurus) nằm tại cực điểm vào ngày lễ hội Fest of Beltane (lễ hội mồng 1 tháng 5), một sự kiện của người Celtic cổ đại. Lễ nhậm chức này diễn ra vào lúc 12h 58 phút 38 giây. Lúc này, sao Alcyone của nhóm sao Thất Tinh xuất hiện tại một vị trí đặc biệt kết nối New York và Kim Tự Tháp Giza của người Ai Cập.

Cùng tại vị trí này, 3 năm và 17 ngày sau, một nhóm nhà đầu tư ngồi dưới cây “Button wood” để sáng lập nên NYSE. Khi hiệp ước Button Wood được đưa ra, Mặt Trời trùng với ngôi sao Alcyone của nhóm sao Thất Tinh tại thời điểm mặt trời mọc.

Hình 1: Vòng xoay chiêm tinh (astrology wheel) thể hiện mặt trời và Alcyone chính xác trùng với thời điểm mặt trời mọc tại Thành Phố New York vào ngày 17 tháng 5 năm 1792, buổi sáng mà Hiệp ước Buttonwood đã tạo ra sàn NYSE
Hình 2: Skymap thể hiện bầu trời phía Tây tại thời điểm mặt trời mọc vào ngày 17 tháng 5


Lẽ dĩ nhiên, việc thành lập thị trường chứng khoán khi Mặt Trời ở cung Kim Ngưu cũng đã đủ để giải thích tại sao hình ảnh con Bò trở thành biểu tượng của thị trường giá lên. Trong chiêm tinh học, Kim Ngưu là cung liên quan đến sở hữu vật chất, quyền sở hữu, tiền tài. Trong văn hóa của nhiều quốc gia, Con Bò cũng là biểu tượng của sự thành đạt. Ví dụ, người Ai Cập xem Kim Ngưu như là sự trở lại của vòng đời vĩnh cửu; người Ấn Độ xem con Bò là các vị thần. Trong sách chiêm tinh của người Do Thái, cung Kim Ngưu được xem như là người lãnh đạo của tất cả các cung hoàng đạo.

Nhưng tại sao lại là sao Thất Tinh? Nhóm sao được tôn kính này ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch chứng khoán? Bên cạnh lý do của chòm sao Kim Ngưu, điều gì khiến sao Thất Tinh lại còn đáng giá hơn cả vị sao sáng nhất Aldebaran nằm ở mắt con Bò.

Điều này là không hề ngẫu nhiên bởi các nền văn hóa cổ đại và Hội Tam Điểm đều cho rằng sao Thất Tinh là sự liên kết của sự sáng tạo của cải và sự dư thừa. Sao Thất Tinh là một phần của cung Kim Ngưu. Đây chính là điểm khởi nguồn lý do tại sao Bull là biểu tượng của thị trường giá lên. Có lẽ các thành viên của Hội Tam Điểm tin rằng, Sao Thất Tinh sẽ mang lại sự thành công cho thị trường chứng khoán Mỹ.
Hình 3: Chòm sao Kim Ngưu



Một lý do quan trọng nhất lý giải tại sao sao Thất Tinh là đặc biệt quan trọng đối với thành phố New York dựa trên quan điểm hình học trần thế (mundane geometric) và quan sát vẽ bản đồ theo chiêm tinh (astro-cartographic).  Một kiến thức ít được người biết đến là kim tự tháp vĩ đại nhất của Ai Cập là Giza được thiết kế thẳng hàng với sao Thất Tinh (cụ thể là sao Alcyone) khi tia bầu trời chiếu thẳng theo độ dốc của đường hành lang. Tại buổi lễ nhậm chức của Washington vào năm 1789, khi ông đặt tay lên bàn tuyên hệ vào lúc 12h 58 phút 38 giây, lúc Alcyone đạt cực đỉnh trên bầu trời của New York nó cũng chính xác được nhìn thấy tại Kim Tự Tháp Giza Ai Cập.

Nguồn gốc chữ “Bear”

Con Gấu liên quan đến chòm sao Great Bear, thường được gọi là Big Dipper. Mặc dù Big Dipper không hề đối ngược với chòm sao Kim Ngưu (Taurus) trên bầu trời, nhưng nó lại liên quan đến chòm sao Bọ Cạp (Scorpio) vì thực tế khi Mặt Trời vượt qua cung Bọ Cạp, Big Dipper có thể được quan sát thấy đạt đến vị trí cao nhất trên bầu trời lúc mặt trời mọc. Hiện tượng này diễn ra trong năm khi mặt trời đang giảm dần độ nghiêng (declination) và thời gian ban ngày đang giảm xuống nhanh chóng. Great Bear, trong đêm tháng 10 và tháng 11, có thể được nhìn thấy đang lê lết trên bầu trời tới vĩ độ cao nhất. Tại Thời điểm này, đêm sẽ dài hơn so với ngày. Ngược lại, khi Mặt Trời ở cung Kim Ngưu, Great Bear sẽ trở nên mờ nhạt và đêm sẽ trở nên ngắn hơn so với ngày.

Thật thú vị, các đợt sụp đổ vào năm 1929 và 1987 đều xảy ra khi Mặt Trời nằm ở cung Bọ Cạp, và thị trường con gấu lớn nhất trong thế kỷ qua sau thế chiến thứ hai là vào năm 1973/1974 xảy ra với những đợt sụt giảm mạnh vào tháng 11 năm 1973 và tháng 11.1974.

Tài liệu tham khảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét