Vàng
đang ở trong xu hướng giảm giá mạnh
Góc
nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm
Trong tuần cuối cùng của
tháng 6, có nhiều hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với
giá vàng. Theo đó, có đến 4 hiện tượng chiêm tinh được Raymond Merriman (“The Gold
Book, Geocosmic Correlations to Gold Price Cycles,1982) xếp vào nhóm Level 1, tức
nhóm có tương quan cao nhất với các chu kỳ của giá vàng, sẽ xuất hiện trong thời
gian này. Cụ thể (tính theo giờ của Newyork), vào ngày 25.6.2012, Thổ Tinh
(Saturn) sẽ chuyển động thuận hành (Direct); Mộc Tinh (Jupiter) sẽ hợp góc
waxing square (90 độ) với Hải Vương Tinh (Neptune). Ngày 27.6.2012, Kim Tinh
(Venus) sẽ chuyển động thuận hành. Tiếp theo, ngày 29.6.2012, Mặt Trời sẽ hợp
góc waxing square (90 độ) với Thiên Vương Tinh (Uranus). Trước đó, mặt trời
cũng hợp góc 90 độ với Diêm Vương Tinh (Pluto) vào ngày 24.6.2012 tạo nên hiện
tượng gọi là “Translation of Sun”. Chính vì vậy, thời điểm cuối tháng 6 là thời
điểm quan trọng đối với giá vàng.
Trong rất nhiều bài viết,
tôi đề cập đến hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với các
thị trường tài chính là Thiên Vương Tinh hợp góc waxing square (90 độ) với Diêm
Vương Tinh (Pluto) vào này 24.6.2012. Hiện tượng này sẽ hoàn tất mẫu hình góc
Cadinal Climax từ năm 2008-2015. Cặp góc được dự báo sẽ tạo nên cuộc khủng hoảng
kinh tế-tài chính toàn cầu từ năm 2013-2016. Nó được dự báo sẽ tạo ra môi trường
giảm phát (deflation) tương tự như năm thời kỳ đại khủng hoảng. Dưới ảnh hưởng
của cặp góc này, biên độ dao động của giá vàng rất mạnh trong vài năm tới. Diêm
Vương Tinh là hành tinh có tính chất của sự biến động dữ dội kết hợp với Thiên
Vương Tinh là hành tính có năng lượng lớn.
Trong 4 hiện tượng
chiêm tinh địa tâm thuộc nhóm level 1 đề cập ở trên, tôi cho rằng sự chuyển động
thuận hành của Kim Tinh sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng của giá vàng
trong thời gian tới. Chúng ta còn nhớ là giá vàng đảo chiều tại ngày 15.5.2012
tại mức giá 1,530 USD/oz khi Kim Tinh chuyển động nghịch hành. Nghiên cứu của Raymond
Merriman cho biết: “giá vàng có khuynh hướng kết thúc xu hướng trong vòng 5
ngày giao dịch quanh thời điểm kim tinh thuận hành”. Nói cách khác, tôi cho rằng,
giá vàng sẽ chấm dứt xu hướng tăng giá từ giữa tháng 5 vào ngày 27.6.2012 +/-5
ngày giao dịch. Trong đó, tôi kỳ vọng khả năng xảy ra trước ngày 27.6.2012 nhiều
hơn, tức từ ngày 20.6.2012-27.6.2012.
Trong tháng 7, vùng thời
gian từ ngày 15-16.7.2012 được kỳ vọng là điểm đảo chiều (turning Point) cho
giá vàng. Vì đây là thời điểm có 3 hiện tượng chiêm tinh quan trọng là: Mặt trời hợp góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh; Thủy
Tinh chuyển động nghịch hành và Hỏa Tinh (Mars) tạo góc Trine (120 độ) với Mộc
Tinh. Trước đó 2 ngày, tức 13.7.2012, Thiên Vương Tinh cũng chuyển động thuận
hành và theo Raymond Merriman, thường có những thay đổi giá quan trọng trong
vòng +/- 2 ngày giao dịch. Tôi cho rằng, đây có thể là điểm đảo chiều ngắn hạn
trong xu hướng giảm của giá vàng. Các trader (ngắn hạn) có thể tham gia giao dịch
vào thời điểm 15.7+/- 2 ngày giao dịch.
Dựa
trên độ nghiêng (Declination) của Hỏa Tinh, tôi thiên về kịch bản quanh ngày
15.7 +/-2 ngày giao dịch là một đáy.
Vậy xu hướng chính của giá
vàng có thể giảm đến lúc nào? Nghiên cứu của Raymond Merriman (1982) cho biết: “Đáy
quan trọng thường xuất hiện trong giá vàng từ 7-9 tuần sau khi Thổ Tinh thuận
hành” và “Sau khi Kim Tinh thuận hành, có đáy xuất hiện từ 5-7 tuần”. Do đó, ít
nhất phải đến tháng 8 mới có thể tìm thấy một đáy quan trọng của giá vàng.
Góc
nhìn sóng Elliott Wave
Thời điểm cuối tháng 6,
cũng là quan trọng để biết cấu trúc sóng của giá vàng. Nếu giá vàng tăng vượt
qua mức 1641 (ngày 6.6.2012), tức phá vỡ kênh xu hướng thì sẽ tạo nên sự đi lên
trong dài hạn. Ngược lại, nếu thất bại, giá vàng sẽ có khuynh hướng kiểm tra lại
mức 1527 USD/oz. Đây là mức điểm cực kỳ quan trọng vì giá vàng đã có 3 lần kiểm
tra mức đáy này và đồng thời cũng là điểm phá vỡ của mẫu hình tam giác. Nếu giá
vàng, phá 1527 USD/oz sự sụt giảm sau đó là rất mạnh và hướng tới mục tiêu
1,300 USD/oz.
Yếu
tố kinh tế
Theo quan sát của tôi
qua các đợt nói lỏng định lượng (QE) của Mỹ, thị trường chứng khoán thường có đợt
sụt giảm từ 1-2 tháng sau khi các đợt nới lỏng định lượng kết thúc. Vào cuối
tháng 6.2012, chương trình Operation Twist sẽ kết thúc. Do đó, điều này rất có
thể sẽ tác động xấu đến giá chứng khoán. Giá chứng khoán chỉ phục hồi trở lại
khi có các chương trình nới lỏng định lượng mới. Từ tháng 9.2011 đến nay, giá
vàng có sự tương quan cao với các tài sản rủi ro trong đó có chứng khoán. Thực
tế, giá vàng tăng trong thời gian gần đây là do kỳ vọng khả năng Fed sẽ tung ra
gói định lượng QE3. Vì vậy, nếu như Fed lại tiếp tục chờ khoảng 1-2 tháng (hoặc
lâu hơn) rồi mới tung ra QE3 thì giá vàng có thể sụt giảm. Quan điểm của tôi
cho rằng, Fed có thể chưa tung ra QE3 trong lần họp này. Chúng ta sẽ sớm có câu
trả lời về khả năng QE3 trong cuộc họp của FOMC vào ngày 20.6.2012 (giờ Mỹ).
Có vấn đề khác mà chúng
ta cần quan tâm. Vào tháng 9.2011, khi giá vàng đạt đỉnh 1,923 USD/oz, nếu
chúng ta điều chỉnh lại theo lạm phát, thì giá vàng thực tế đạt đỉnh tương
đương với thời điểm những năm 1980. Lịch sử những năm 1980, giá vàng có một đợt
sụt giảm mạnh sau khi đạt đỉnh
Nội dung bài viết được dự kiến đăng tải trên báo Đầu Tư Tài Chính vào sáng mai.
Trả lờiXóaXem đường link hay về vàng của Business Insider. Cầu vàng chủ yếu là từ Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Khi cầu vàng yếu, giá vàng có thể giảm.
Xóahttp://www.businessinsider.com/the-truth-about-gold-2012-5?op=1
Cầu vàng Ân Độ đang giảm. Xem Link:
Trả lờiXóahttp://cafef.vn/2012062003020520CA53/an-do-giam-hon-mot-nua-luong-vang-nhap-khau-trong-thang-6.chn
Phát đầu tiên: Vàng giảm hơn 50 USD/oz vào ngày 21.6.2012
Trả lờiXóahttp://cafef.vn/20120622061841578CA53/gia-vang-giam-hon-50-usd-xuong-1565-usdounce.chn